Có ba yếu tố xác định ra sự thành công của học sinh: Tri thức, Thái độ, và Động cơ. Trong các bài trước, tôi đã đề cập tới Thái độ và Động cơ, trong bài này, tôi sẽ thảo luận về yếu tố tri thức điều có thể giúp cho học sinh học và phát triển các kĩ năng thích hợp để thành công trong nghề nghiệp của họ.
Mọi học sinh tới lớp đều với tri thức sẵn có trước nào đó. Tri thức này sẽ ảnh hưởng tới việc họ học tốt thế nào trong môn học. Nếu học sinh có nền tảng tốt, họ sẽ học nhiều hơn vì tri thức được tích luỹ. Nếu họ không có tri thức cơ sở tốt, họ có thể có khó khăn trong việc học tài liệu mới. Trong mọi lớp, học sinh tạo ra kết nối giữa tri thức từ điều họ biết từ trước và điều họ đang học bây giờ. Khi hai mảnh tri thức này được kết nối một cách có nghĩa và được tổ chức tốt, học sinh có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả. Nhưng khi có kẽ hở, chúng không thể tạo ra kết nối được, học sinh trở nên bị hoang mang và cuối cùng bị thất bại.
Là thầy cô giáo, chúng ta cần nhận diện vấn đề này và có hành động thích hợp để chắc rằng mọi học sinh đều có mức tương tự để học trong lớp của chúng ta. Tôi thường có một đánh giá vào lúc bắt đầu từng lớp tôi dạy để chắc rằng mọi học sinh đều có cùng cơ sở để học tốt. Nếu học sinh nào đó không có nền tảng thích hợp, tôi khuyên rằng họ nên học môn phụ đạo ngắn để cải tiến việc học của họ.
Việc học và hiệu năng được được thúc đẩy tốt nhất khi học sinh thực hành kĩ năng của họ mà họ đã đặt trong bản kế hoạch nghề nghiệp của mình. Nếu họ biết họ cần kĩ năng nào cho nghề nghiệp, họ sẽ đưa nỗ lực vào và hội tụ vào mức độ làm chủ thích hợp. Tất nhiên, để phát triển kĩ năng thích hợp, học sinh phải có tri thức và biết cách áp dụng chúng. Trong lớp của tôi, tôi thường có các bài kiểm tra ngắn hàng tuần và bài tập về nhà yêu cầu học sinh áp dụng điều họ đã học trong tuần đó để đảm bảo rằng họ có thể phát triển kĩ năng của họ một cách tương ứng. Tôi tin rằng điều quan trọng là hội tụ vào việc áp dụng để giải quyết vấn đề thay vì chỉ ghi nhớ các lí thuyết để viết bài báo hay qua được bài kiểm tra. Tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh học những lí thuyết này theo cách riêng của họ bằng việc đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp và tới lớp để thảo luận về việc hiểu của họ. Dựa trên thảo luận trên lớp, tôi có thể đánh giá được họ biết rõ các lí thuyết thế nào bằng việc hỏi các câu hỏi hay giải thích điều họ không hiểu.
Tôi tin sinh viên đại học phải có kĩ năng đọc tốt vì đó là điều bản chất với họ để học tốt. Trong hầu hết các trường Mĩ, phương pháp học chủ động được dùng, học sinh được yêu cầu đọc tài liệu TRƯỚC KHI lên lớp để cho họ có thể tham gia vào các hoạt động của lớp, điều thúc đẩy việc học sâu hơn. Vấn đề là một số học sinh không hoàn thành việc đọc này hay thậm chí không đọc mà bao giờ cũng có ‘cớ’ về TẠI SAO họ đã không đọc tài liệu. Thay vì giận họ, tôi thường dùng khôi hài để làm cho họ đọc. Đây là một số kịch bản thường xảy ra trong lớp của tôi, đặc biệt với sinh viên năm thứ nhất.
Sinh viên: “Thưa giáo sư, bài nhiều quá. Những hơn 10 trang giấy, thầy có thể tóm tắt nó thành 1 hay 2 trang được không?”
Câu trả lời của tôi: “Khi em đi làm, em có nói với sếp của em: ‘Ông trả lương cho tôi quá nhiều, liệu ông có thể giảm lương tôi đi 60% hay 50% không?’”
Sinh viên: “Thưa giáo sư, việc đọc quá nhiều lấy đi thời gian mà em cần dành cho bạn gái.”
Câu trả lời của tôi: “Em định nhờ thầy tìm bạn gái khác cho em người không yêu cầu dành nhiều thời gian hơn sao?”
Sinh viên: “Em lấy làm tiếc, lí do em chỉ đọc được một nửa là vì em nghĩ em vẫn có thể qua được bài thi.”
Câu trả lời của tôi: “Vì em chỉ đọc một nửa tài liệu, thầy chỉ cho em một nửa điểm trong bài thi của em.”
Phần lớn sinh viên đại học vẫn còn đang trưởng thành và họ cần sự hỗ trợ xã hội và xúc cảm nào đó. Trong khi thầy cô giáo không thể kiểm soát được quá trình trưởng thành của họ, chúng ta có thể tạo hình các khía cạnh xã hội và xúc cảm của lớp học theo cách nào đó. Thực ra, nếu học sinh cảm thấy thoải mái trong lớp học, họ sẽ học nhiều hơn. Nếu học sinh tin tưởng vào thầy cô giáo chăm sóc họ, thì họ sẽ cư xử một cách thích đáng. Môi trường tiêu cực hay bầu khí hậu doạ nạt có thể ngăn cản việc học và hiệu năng của học sinh. Thầy cô giáo không nên hành động như người có quyền trừng phạt hay đe doạ họ mà là ai đó chăm nom và hỗ trợ cho họ học.
Để là người học tự định hướng, học sinh phải học giám sát và điều chỉnh việc học của họ bằng việc đánh giá công việc của riêng họ, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của họ, lập kế hoạch thói quen học tập của họ và suy nghĩ về mức độ theo đó cách tiếp cận của họ là có tác dụng hay không. Phần lớn sinh viên năm thứ nhất hay năm thứ hai thường không biết cách suy nghĩ về tiến bộ riêng của họ mà để cho các thầy cô nói cho họ về tiến bộ của họ hay dựa trên điểm của họ trong bài tập về nhà hay bài kiểm tra ngắn. Tuy nhiên, với sự khuyến khích và hỗ trợ, qua thời gian họ sẽ lên năm thứ ba, phần lớn sinh viên học việc phát triển cách thức riêng của họ về quản lí việc học của họ, họ thu được thói quen nào đó mà không chỉ cải tiến hiệu năng của họ mà còn trở thành người tự học hiệu quả.
Mọi điều học sinh cần là thầy cô có thể đề cập tới tri thức, thái độ và động cơ của họ và giúp cho họ thành công trong cuộc hành trình giáo dục của họ.
—English version—
My teaching approach part 3
There are three factors that determine students’ success: Knowledge, Attitudes, and Motivation. In the past articles, I have addressed Attitude and Motivation, in this article, I will discuss the knowledge factor that can help students to learn and develop the appropriate skills to be successful in their career.
All students come to class with certain prior knowledge. This knowledge will influence how well they learn in the course. If the students have a good foundation, they will learn more as knowledge is accumulated. If they do not have a good basic knowledge, they may have difficulty to learn the new materials. In every class, students make connections between the knowledge from what they know previously and what they are learning now. When both pieces of knowledge are meaningfully connected and well organized, students can apply them effectively. But when there is a gap, they cannot form a connection, students become confused and eventually get lost.
As teachers, we need to identify this issue and take appropriate action to make sure that all students have a similar level to learn in our classes. I often have an assessment at the beginning of each class that I teach to make sure that all students have the same basics to do well. If some students do not have an appropriate foundation, I recommend that they take a short remedial course to improve their learning.
Learning and performance are best fostered when students practice their skills that they set in their career plan. If they know which skills they need for their career, they will put in the efforts and focus on the appropriate level of mastery. Of course, to develop the appropriate skills, students must have the knowledge and know how to apply them. In my class, I often have weekly quizzes and homework that require students to apply what they have learned that week to ensure that they can develop their skills accordingly. I believe that it is important to focus on the application to solve problems instead of just memorize the theories to write papers or pass tests. I always require students to learn these theories on their own by reading the material BEFORE coming to class and come to class ready to discuss their understanding. Based on the class discussion, I can assess how well they know the theories by asking questions or explain what they do not understand.
I believe college students must have strong reading skills because it is essential for them to do well. In most U.S. schools, active learning method is used, students are required to read materials BEFORE going to class so they can participate in class activities that promote a deeper learning. The problem is some students do not complete these readings or not even read them but always have “excuses” on WHY they did not read the materials. Instead of being angry with them, I often use humor to get them to read. These are some scenarios that often happen in my classes, especially for the first-year students.
Student: “Professor, it is too much. It is more than 10 pages, is it possible for you to summarize it to 1 or 2 pages?
My answer: “When going to work, would you tell your boss: “You pay me too much, Is it possible for you to cut my salary 60% or 50%?
Student: “Professor, Too much reading takes away the time I need to spend with my girlfriend.”
My answer: “Are you asking me to find another girlfriend for you that does not require spending more time?
Student: “I am sorry, the reason I only read only half of it because I think I can still pass the exam.”
My answer: “Since you only read half of the materials, I just give you half of the grade on your exam.”
Most college students are still maturing and they need certain social and emotional support. While the teachers cannot control their maturity process, we can shape the social and emotional aspects of the classroom in certain ways. In fact, if students feel comfortable in the classroom, they will learn more. If the students believe the teachers care about them they will behave appropriately. A negative environment or a threaten climate may impede the students’ learning and performance. The teachers should not act as the authority who punish or threaten them but someone who care and support them to study.
To become self-directed learners, students must learn to monitor and adjust their learning by assessing their own works, evaluating their own strengths and weaknesses, planning their studying habit and reflecting on the degree to which their approach is working or not. Most First-year or Second-year students often do not know how to reflect on their own progress but let the teachers tell them about their progress or based on their grades in homework or quizzes. However, with encouraging and supporting, by the time they go to the third year, most students learn to develop their own way of managing their learning, they gain certain habits that not only improve their performance but also become effective self-learners.
Al students need is the teachers who can address their knowledge, attitude, and motivation and help them to succeed in their education journey.