Giúp người khác

Tuần trước, tôi nhận được một email mà một sinh viên đại học viết: “Là sinh viên năm thứ ba trong Khoa học máy tính em muốn dùng tri thức của em để làm cái gì đó tốt nhưng bạn em nói đó là “ý tưởng cao quí” nhưng không thực tế vì em cần kiếm sống và cần có nhiều tiền trước khi em có thể giúp được người khác. Xin thầy lời khuyên.“

 

Đáp: “Em có thể giúp nhiều người bằng đam mê và lòng tốt của em. Em KHÔNG phải đợi cho tới khi em có tiền để làm bất kì cái gì. Cơ hội giúp ai đó đang xảy ra mọi ngày, mọi nơi, và bất kì ai cũng có thể làm được điều đó mà thậm chí không có tiền. Đừng ngần ngại khi em thấy cái gì đó mà em có thể giúp cho ai đó. Tốt hơn cả là làm cái gì đó nho nhỏ BÂY GIỜ hơn là làm cái gì đó lớn trong tương lai.”

“Là sinh viên Khoa học máy tính năm thứ ba, em có thể dùng tri thức và kĩ năng của em để giáo dục người khác, đặc biệt những trẻ em nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, những người có giới hạn trong việc tới trường vì họ phải giúp bố mẹ họ làm việc trên đồng. Nếu hàng nghìn đứa trẻ này không có giáo dục tốt, chúng sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nghèo nàn. Liệu em và bạn em có thể tình nguyện dạy chúng trong mùa hè khi em có thời gian không? Điều những đứa trẻ này cần là biết cách đọc, viết và số học cơ bản. Nếu chúng đã biết các chủ đề này, em có thể dạy chúng về lập trình dùng các ngôn ngữ đơn giản như Scratch, Alice, hay Swift. Nếu em sống ở thành phố và không thể tới được với trẻ em ở vùng sâu xa, em có thể tạo ra các môn học trực tuyến cho những đứa trẻ này, ở đó em có thể vươn tới nhiều người trong số họ, với giả định rằng họ có truy nhập vào Internet. Có hàng trăm môn học trực tuyến dạy trẻ em lập trình trên Internet nhưng phần lớn chúng đều trong tiếng Anh. Sẽ là tốt nhất nếu em có thể dựa trên đó tạo ra môn học riên của em dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của em. Việc học và phát triển kĩ năng của trẻ em thường được móc nối với ngôn ngữ chúng nói. Nếu chúng được dạy trong ngôn ngữ riêng của chúng, chúng có thể học nhanh chóng. Nếu chúng phải học ngôn ngữ mới hay thuật ngữ mới mà chúng không hiểu, việc học của chúng bị ràng buộc. Theo ý kiến thầy, điều bản chất là có các môn học trực tuyến được dạy trong ngôn ngữ địa phương, nếu có thể.

Trẻ em ngày nay rất chủ động, chúng có thể tự học nhiều thứ nếu chúng có công cụ. Để thầy chia sẻ với em một câu chuyện thực gây hứng khởi cho thầy rất nhiều. Nó được gọi là “Hốc tường.” Năm 1999, một kĩ sư phần mềm tên là Sugata Mitra sống gần khu nhà ổ chuột ở New Delhi, Ấn Độ. Mọi ngày, anh ấy quan sát lũ trẻ đáng thương đang giúp bố mẹ chúng lượm lặt từ đống rác để lấy ra các thứ bán đi kiếm sống. Khi chúng có thời gian, chúng chơi quanh đống rác thay vì đi tới trường. Một hôm, anh ấy nảy ra ý tưởng bằng việc để một máy tính trong hốc tường ngay trước nhà anh ấy bên cạnh đống rác để xem lũ trẻ này sẽ làm gì. Anh ấy lấy làm ngạc nhiên, trong vài ngày, lũ trẻ đã hình dung ra cách dùng máy tính. Anh ấy tải vào máy tính các tài liệu về sinh học phân tử và đợi xem lũ trẻ sẽ làm gì. Qua vài tuần, lũ trẻ bắt đầu tự học tài liệu này bằng việc xem video. Mitra cho chúng bài kiểm tra về tài liệu sinh học phân tử. Anh ấy ngạc nhiên, 63% lũ trẻ đã trả lời đúng các câu hỏ và được cho phần thưởng nhỏ là kẹo. Mitra đợi một tháng nữa và cho chúng bài kiểm tra khác. Lần này 98% lũ trẻ qua được bài kiểm tra bằng việc trả lời đúng mọi câu hỏi. Anh ấy kết luận: “Nếu bạn để máy tính trước lũ trẻ, chúng sẽ tự học cũng như ong bay quanh hoa.”

Mitra xuất bản phát hiện của mình trong một tạp chí khoa học và kết luận: “Trẻ em có thể tự học mà không có thầy cô giáo nếu chúng được cho công cụ đúng.” Với thực nghiệm của mình, anh ấy nhận được phần thưởng một triệu đô la để tiếp tục công việc với lũ trẻ nghèo. Bây giờ anh ấy mua một nghìn máy tính bảng cho trẻ em nghèo ở mọi vùng sâu xa của Ấn Độ và kết nối chúng với các môn học trực tuyến nơi trẻ em học lập trình. Trong phần lớn các làng sâu xa của Ấn Độ, không có thầy cô giáo, không có lớp học, không có giáo trình, và không có phân tách nhóm tuổi. Bất kì trẻ em nào cũng có thể học nếu chúng không phải giúp bố mẹ chúng trên đồng. Trường máy tính mở của Mitra chỉ có một người giám sát trẻ em về an toàn và quản lí máy tính bảng (Sáu trẻ em dùng chung một máy tính bảng.) Anh ấy kết luận: “Công nghệ thông tin đã tạo khả năng cho một phong cách học mới mà trước đây là không thể có được. Bằng việc cho trẻ nhỏ nghèo truy nhập vào công cụ và môn học trực tuyến, chúng có thể học cách tự giáo dục bản thân chúng. Bằng việc để chúng theo đuổi mối quan tâm riêng của chúng và mài sắc khao khát của chúng về tri thức, chúng sẽ có khả năng chăm nom cho bản thân chúng. Với kĩ năng lập trình, nhiều đứa trẻ nghèo có thể kiếm được việc làm trong công nghiệp công nghệ thay vì làm nông trại hay bới rác rồi để cả đời trong nghèo nàn.”

 

—English version—

 

Helping others

Last week, I received an email where a college student wrote: “As a third-year student in Computer Science I want to use my knowledge to do something good but my friends said it is a “noble idea” but not practical as I need to make a living and have a lot of money before I can help others. Please advice.“

 

Answer: “You can help a lot of people with your passion and kindness. You do NOT have to wait until you have money to do anything. Opportunity to help someone is happening every day, everywhere, and anyone can do that without even having money. Do not hesitate when you see something that you can help someone. It is better to do something small NOW then waiting to do something big in the future.”

“As a third-year Computer Science student, you can use your knowledge and skills to educate others, especially poor children in rural areas who have limited schooling because they have to help their parents to work in the field. If thousands of these children do not have a good education, they will never get out of the poverty. Is it possible for you and your friends volunteer to teach them during your summer when you have the time? What these children need is knowing how to read, write, and basic arithmetic. If they already know these subjects, you may teach them about programming using simple languages such as Scratch, Alice, or Swift. If you live in a city and cannot reach children in the rural area, you can create online courses for these children where you can reach many of them, assume that they have access to the Internet. There are hundreds of online courses that teach children to program on the Internet but most of them are in English. It would be best if you could base on that to create your own course using your language. The learning and skill development of children is often linked to the language that they speak. If they are taught in their own language, they can learn quickly. If they must learn a new language or new terminology which they do not  understand, their learning is constrained. In my opinion, it is essential to have online courses taught in the local language, if possible.

Children today are very active, they can learn many things by themselves if they have the tools. Let me share with you a real story that inspires me greatly. It is called the “Hole in the wall.” In 1999, a software engineer named Sugata Mitra who lived near the slum in New Delhi, India. Every day, he watched the poor children helping their parents to pick materials from the garbages dump to sell for their living. When they had time, they played around the garbage instead of going to school. One day, he had an idea by placing a computer into a hole in a wall in front of his house located next to the garbage dump to see what these children would do. To his surprise, in a few days, the children figured out how to use the computer. He loaded his computer with molecular biology materials and wait to see what they would do. Over a few weeks, these children began to learn the materials by themselves by keep watching the video. Mitra gave them a test on the molecular biology materials. To his surprise, 63% of the children answered the questions correctly and were given a small reward of candies. Mitra waited another month and gave them another test. This time 98% of the children passed the test by getting every question right. He concluded: “If you put a computer in front of the children, they will learn by themselves just like bees around a flower.”

Mitra published his finding in a scientific journal and concluded: “Children can learn by themselves without the teacher if they are given the proper tools.” For his experiment, he received a million dollars award to continue his work with poor children. Now he buys thousand of tablets for poor children all over rural areas in India and connects them to online courses where children learn programming. In most Indian’s remote villages, there is no teacher, no classroom, no curriculum, and no separation of age group. Any children can learn if they do not have to help their parents in the field. Mitra ‘s open computer school only have one person who monitors children for their safety and manages the tablets (Six children share one tablet.) He concluded: “The Information Technology has enabled a new style of learning that was not possible before. By giving poor children access to a tool and online courses, they can learn how to self-educate themselves. By letting them pursue their own interests and sharpen their hunger for knowledge, they will be able to take care of themselves. With the programming skills, many poor children can get a job working in the technology industry instead of the farms or garbage dump of the slums then spend a lifetime in poverty.”