Trong vài tuần qua, tôi nhận được nhiều emails từ các bậc cha mẹ hỏi về lời khuyên liên quan tới việc đi học ở các trường của Mĩ. Một số người muốn cho con cái họ theo học ở các đại học hàng đầu (như, Harvard, Stanford, Yale, Princeton, MIT, Carnegie Mellon và Cornell, v.v.) Vì tôi không thể trả lời được từng email riêng, tôi muốn dùng blog này để trả lời cho một số trong các mối quan tâm của họ.
Mặc dầu con bạn có thể học tốt ở trung học, đỗ kì thi vào bắt buộc với điểm cao, có kĩ năng tiếng Anh tốt nhưng học tốt ở đại học, đặc biệt ở nước ngoài, đòi hỏi nhiều hơn chỉ những điều họ học trong trường trung học. Họ phải được chuẩn bị cho thách thức học trong hệ thống giáo dục và môi trường khác cũng như họ trưởng thành thế nào để chịu trách nhiệm về hành động của họ.
Yếu tố thách thức nhất cho bất kì bố mẹ nào là chọn “đại học đúng” cho con cái họ. Có nhiều chọn lựa (như trường công hay tư, đại học vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận; truyền thống hay trực tuyến; lớn hay nhỏ, v.v.) Lời khuyên của tôi là cả bạn và con bạn cần nghiên cứu cẩn thận nhiều đại học TRƯỚC KHI xin vào vì điều đó sẽ cần thời gian và nỗ lực.
Một số bố mẹ muốn con cái họ vào đại học tốt nhất mà không tính tới tính chọn lọc dữ dội trong quá trình xét tuyển. Mỗi năm, hàng trăm nghìn sinh viên xin vào Havard, Yale, Stanford, Berkeley, Carnegie Mellon, hay MIT và phần lớn đơn xin đã bị bác bỏ. Tôi thường tự hỏi tại sao nhiều bố mẹ muốn con cái họ vào những đại học nổi tiếng này, khi biết rằng trên 90 phần trăm đơn xin của họ có thể bị bác bỏ? Nhiều người tin rằng các trường danh giá này sẽ tạo ra khác biệt lớn trong nghề nghiệp của con cái họ. Sự kiện là nghề nghiệp thành công của người tốt nghiệp đại học tuỳ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ và họ vận hành tốt thế nào trong việc làm của họ, KHÔNG phụ thuộc vào bằng cấp từ trường họ tham dự.
Vài năm trước đây, khi dạy ở châu Á, tôi đã gặp một số phụ huynh tự hào rằng con cái họ đã tham dự các trường hàng đầu này. Họ bảo tôi: “Con trai tôi học ở Harvard.” Hay “Con gái tôi đang học ở Stanford.” Tôi hiểu về “tự hào” của họ về việc có con học ở những trường này. Nhưng là một giáo sư trong một trong những trường này, tôi đã thấy những vấn đề mà con cái họ không nói cho họ. Chẳng hạn, bao nhiêu phụ huynh biết liệu con họ đang phát triển hay đang vật lộn ở những trường này? Hay họ đang phải chịu đựng bao nhiêu căng thẳng trong môi trường cạnh tranh dữ dội? Không ai hoài nghi bằng cấp danh giá từ các đại học này nhưng có nhiều sức ép ở đó nữa. Đôi khi, chương trình đào tạo nặng có thể tràn ngập sinh viên nếu người đó không được chuẩn bị. Quan điểm của tôi là các đại học hàng đầu KHÔNG dành cho mọi người. Được nhận vào là một chuyện, nhưng học tốt là chuyện khác. Tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn, thất bại và cuối cùng bị đuổi và điều đó có thể phá huỷ tâm lí của họ. Kiểu thất bại đó có thể đeo bám dai dẳng một thời gian dài và có thể không bao giờ được chữa lành.
Lời khuyên của tôi là cả bố mẹ và con cái họ nên thảo luận kĩ lưỡng về xin vào trường nào. Điều cũng quan trọng là có bản kế hoạch nghề nghiệp sẵn sàng để đặt chiều hướng cho việc học tập, đặc biệt nếu con còn chưa đủ trưởng thành hay vẫn còn không chắc về mục đích giáo dục của họ. Học tập ở đại học nước ngoài là đầu tư chính dưới dạng thời gian, tiền bạc và nỗ lực và bố mẹ cùng con cái phải nghiên cứu cẩn thận bằng việc nhìn vào một số yếu tố chính như sự khắt khe của chương trình đào tạo (như sinh viên phải dành bao nhiêu thời gian để học mỗi tuần? Sinh viên được mong đợi đọc bao nhiêu? Kiểu phương pháp đào tạo nào được dùng như đọc bài giảng truyền thống hay học chủ động nơi sinh viên học theo nhóm? Tỉ lệ giữa các thầy trong khoa và sinh viên là gì? Số việc sắp đặt của sinh viên là gì? Bao nhiêu đơn vị được cần cho tốt nghiệp trong lĩnh vực học tập? Bao nhiêu sinh viên nước ngoài đang học tại trường đó, v.v.)
Lời khuyên của tôi cho các bố mẹ là cần suy nghĩ kĩ về liệu những đại học này có khớp với mục đích cá nhân và mục đích nghề nghiệp của con các bạn không. Có nhiều đại học xuất sắc khác mà họ có thể xin vào, không có tên nổi tiếng mà họ phải nghiên cứu dùng thông tin từ việc xếp hạng các trường như U.S. News và World Report về danh tiếng và sự xuất sắc hàn lâm của trường. Tìm ra “trường đúng” cho con bạn có thể tạo ra khác biệt lớn cho thành công tương lai của họ. Tất nhiên, nếu con bạn giỏi và đã học tốt ở trung học, con bạn nên xin vào “trường mơ ước” nhưng đừng quên xin vào các trường khác nữa. Bạn có thể có cơ hội tốt hơn để được nhận vào ở đó hơn là ở các trường hàng đầu.
—English version—
Advice on studying oversea
In the past few weeks, I received several emails from parents asking for advice regarding the studying in the U.S. schools. Some want to send their children to attend top universities (i.e., Harvard, Stanford, Yale, Princeton, MIT, Carnegie Mellon and Cornell, etc.) Since I cannot answer each individual email, I would like to use this blog to answer some of their concerns.
Although your children may do well in high school, passing required college entrance exams with a high score, have good English skills but to do well in college, especially in a foreign country, requires more than just things they learn in high schools. They have to be prepared for the challenge of studying in a different education system and environment as well as how mature they are to be responsible for their action.
The most challenging factor for any parents is choosing the “right university” for their children. There are many choices (i.e. Public or Private; for-profit or non-profit colleges; traditional or online; large or small, etc.) My advice is both you and your children need to carefully investigate many universities BEFORE applying as it will take time and efforts.
Some parents want their children to attend the best universities without taking into consideration of the fierce selective in the admission process. Each year, hundreds thousand students apply to Havard, Yale, Stanford, Berkeley, Carnegie Mellon, or MIT and most applications were rejected. I often wonder why many parents want their children to go to these famous universities, knowing that over 90 percent of their applications could be rejected? Many people believe that these prestigious schools will make a big difference in their children’s career . The fact is the successful career of college graduates is depending on their knowledge and skills and how well they function in their job, NOT on the degree from the school that they attend.
A few years ago, when teaching in Asia, I met some parents who were proud that their children were attending these top school. They told me: “My son is at Harvard.” Or “My daughter is studying at Stanford.” I understand about their “Pride” of having children at these schools. But being a Professor in one of these schools, I have seen issues that their children did not tell them. For example, How many parents know whether their children are thriving or struggling in these schools? Or How much stress they are enduring in a fiercely competitive environment? No one doubts the prestigious degree from these universities but there is a lot of pressure there too. Sometimes, the heavy curriculum could overwhelm the student if he or she is not prepared. My view is top universities are NOT for everybody. Getting accepted is one thing, but doing well is another matter. I have seen many students struggled, failed and eventually got dismissed and that can be devastated to their psyche. That type of failure can linger for a long time and may not never be healed.
My advice is both parents and their children should discuss thoroughly on which school to apply. It is also important to have a career plan ready to set the direction for the study, especially if the children are a not mature enough or still unsure about their educational goals. To study in a foreign university is a major investment in term of time, money and efforts and parents and children must investigate carefully by looking at some major factors such as the rigorous of the training programs (i.e. how much time students must spend studying each week? How much reading is expected? What type of training methods is being used such as traditional lecturing or active learning where students learn in a group? What is the ratio between faculty and students? What is the students’ placement number? How many units are needed for graduation in the field of study? How many foreign students are studying in that school, etc.)
My advice for the parents is to be thoughtful about whether these universities fit with your children’s personal and career goals. There are many other excellent universities that they can apply without the famous names that they should investigate using information from the ranking of schools such as the U.S. News and World Report on the reputation and academic excellence of the school. Finding the “right school” for your children can make a big difference to their future success. Of course, if your children are strong and have done well in high schools, they should apply to their “dream school” but do not forget to apply to other schools too. You may have a better chance to get accepted there than the top universities.