Để thành công trong thời đại của thay đổi

Ngày nay mọi học sinh đều đối diện với thị trường việc làm thay đổi nhanh chóng, điều yêu cầu các kĩ năng và tri thức khác với điều đã được yêu cầu trong năm mươi năm qua. Nhiều phương pháp dạy được thiết kế vào cuối thế kỉ 19 mà chúng ta hiện đang dùng không còn là khả thi cho nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này. Mô hình “học thuộc lòng theo trí nhớ” truyền thống không còn có tác dụng trong môi trường đang thay đổi nhanh này. Hội tụ vào các kì thi và bằng cấp thay vì tri thức và kĩ năng là lỗi thời. Tương lai của đất nước chúng ta tuỳ thuộc vào các học sinh của chúng ta được giáo dục tốt và được chuẩn bị thế nào cho các cơ hội của thị trường việc làm thế kỉ 21.

Trong thế giới được kết nối này, bất kì người nào cũng có thể thấy rõ ràng các thay đổi trong cả công nghệ và kinh tế khi chúng đang xảy ra quanh chúng ta. Các nước với nền giáo dục công nghệ tiên tiến được thịnh vượng nhưng các nước không có giáo dục kĩ thuật hay STEM mạnh đang đối diện với khó khăn kinh tế với thất nghiệp cao và thâm hụt khổng lồ. Tất nhiên, dễ nói về cải tiến giáo dục nhưng làm cho nó xảy ra là khó vì có việc chống lại thay đổi trong một số người lãnh đạo giáo dục. Nhiều người trong số họ biết về nhu cầu cần thay đổi, nhưng họ sợ điều xảy ra cho họ nếu họ phạm phải sai lầm. Một nhà giáo dục nói với tôi rằng ông ấy cảm thấy giống như ngồi trong nhà cháy nhưng nhiều người lãnh đạo của ông ấy từ chối nhận ra điều đó vì đám cháy chưa lan tới họ. Tôi hỏi ông ấy: “Điều gì xảy ra nếu hệ thống giáo dục của các ông vẫn còn như cũ? Sẽ có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp, thất vọng, không có tương lai và họ sẽ làm gì? Không ai có thể dự đoán được cái gì xảy ra khi những “người có giáo dục” này nổi giận. Sẽ có nhiều bố mẹ nhìn vào từng năm trôi qua và sợ rằng con cái họ sẽ bị bỏ lại đằng sau không có tương lai. Không ai có thể dự đoán được cái gì xảy ra khi những người này nổi giận. Sẽ có nhiều thầy cô giáo thất vọng hơn vì họ phải dạy cho học sinh đỗ kì kiểm tra cho dù biết rằng điều đó không phải là điều học sinh của họ cần.” Ông ấy lắc đầu: “Tôi không biết, tương lai là ảm đạm. Nhưng thầy có gợi ý gì không?”

Tôi giải thích: “Với học sinh để thành công trong thời đại của thay đổi này, giáo dục của họ phải hội tụ vào ba yếu tố: Tri thức, Kĩ năng, và Học cả đời. Yếu tố Tri thức bắt đầu với hiểu biết về nghề nghiệp dựa trên giáo dục kĩ thuật như giáo dục STEM cũng như cạnh tranh toàn cầu. Học sinh phải biết điều họ muốn học, kiểu tri thức họ cần, và mối quan tâm của họ là gì. Kết quả là bản kế hoạch nghề nghiệp cho từng hoc sinh TRƯỚC KHI họ vào đại học nơi họ sẽ học các môn học nào đó phù hợp với mục đích giáo dục của họ. Yếu tố kĩ năng là việc áp dụng các lí thuyết và hiểu biết mà họ đã học để giải quyết vấn đề nơi họ cũng phát triển tư duy phê phán, và kĩ năng mềm như làm việc tổ, cộng tác và tính trách nhiệm. Việc học cả đời là về học cách học, phát triển sự tò mò, sáng kiến, tính thích nghi, hành vi đạo đức, và phát kiến. Nếu học sinh có thể thu được ba yếu tố này, họ sẽ làm tốt vì đây là chìa khoá cho thành công trong nền kinh tế được công nghệ dẫn lái hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.”

 

—English version—

 

To succeed in this time of change

Today all students are facing a rapidly changing job market that requires different skills and knowledge than what was required in the past fifty years. Many of the teaching methods designed in the late 19th century that we currently use are no longer feasible for this technology-driven economy. The traditional “rote memory” model is no longer work in this fast-changing environment. The focus on exams and degrees instead of knowledge and skills are obsolete. Our country’s future depends on how well our students are educated and prepared for the opportunities of this 21st-century job market.

In this connected world, anyone can clearly see the changes in both technology and economy as they are happening around us. Countries with advanced technology education are prosperous but countries without strong technical education or STEM are  facing economic difficulty with high unemployment and a huge deficit. Of course, It is easy to talk about improving education but making it happens is difficult because there is a resistance to change among some education leaders. Many of them know about the need for changes, but they are afraid of what happens to them if they make a mistake. An educator told me that he feels like sitting in a burning house but many of his education leaders refuse to recognize it because the fire has not reached them. I asked him: “What happens if your education system remains the same? There will be more frustrated unemployed graduates with no future and what will they do? Nobody can predict what happens when these “educated people” get angry. There will be more parents who  look at each passing year and afraid that their children will be left behind with no future. Nobody can predict what happens when these people get angry. There will be more frustrated teachers as they have to teach students on passing tests even knowing that is not what their students need. He shook his head: “I do not know, the future is bleak. But what do you suggest?”

I explained: “For students to succeed in this time of changes, their education must focus on three factors: Knowledge, Skills, and Lifelong learning. The Knowledge factor starts with the understanding of a career based on the technical education such as STEM education as well as the global competition. Students must know what they want to do, what type of knowledge they need, and what their interests are. The result is a career plan for each student BEFORE they go to college where they will learn certain subjects suitable for their educational goals. The skills factor are the application of their theories and knowledge that they have learned to solve problems where they also develop critical thinking, and soft-skills such as teamwork, collaboration and responsibility. The Lifelong learning is about learning how to learn, the development of curiosity, initiative, adaptability, ethical behavior, and innovations. If students can acquire these three factors, they will do well because these are the key to succeed in this technology-driven economy or the fourth industrial revolution.”