Dạy trong thời đại thay đổi

Một thầy giáo than: “Ngày nay nhiều học sinh lười biếng và không có ham muốn học bất kì cái gì. Nhiều người tới trường mà không có phương hướng và chỉ làm việc tối thiểu để đỗ kì thi rồi chuyển sang lớp tiếp. Họ muốn có bằng cấp mà không học mấy, điều giải thích cho số lượng lớn người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp. Nhưng là thầy giáo, nhiều người mệt mỏi vì phải đối phó với những học sinh thiếu động cơ này, và tôi đang cân nhắc bỏ việc dạy …”

Tôi bảo thầy đó: “Là thầy giáo, thầy có hiểu tại sao học sinh mất động cơ học của họ không? Vì có kẽ hở lớn giữa điều trường dạy và điều thị trường cần, làm sao thầy có thể động viên học sinh học khi họ biết rằng điều họ học không giúp cho họ trong nghề nghiệp của họ? Dễ dàng đổ lỗi cho học sinh về thiếu động cơ học nhưng chúng ta đã bao giờ suy nghĩ về điều chúng ta dạy và cách chúng ta dạy chưa? Chúng ta đã bao giờ đưa học sinh vào thảo luận trên lớp chưa?  Bao nhiêu người trong chúng ta chỉ đọc bài giảng trên cùng tài liệu trong nhiều năm mà không cải tiến?”

“Không ai nói việc dạy là dễ. Nhưng nó đang ngày càng khó hơn trước đây vì học sinh ngày nay không là cùng loại như hai mươi, ba mươi năm trước. Để giữ cho họ học, họ cần được đưa vào tham gia tích cực; bằng không họ sẽ bị sao lãng bởi các thứ khác. Bạn tôi, Giáo sư Rosenberg thường nói đùa: “Ngày nay thầy giáo phải cạnh tranh với Facebook, tin nhắn, YouTube, Twitter và nhiều phương tiện xã hội trong lớp học của họ và một số người sẽ không thành công.” Do đó, để hiệu quả hơn, chúng ta không thể dùng cùng kĩ thuật dạy mà phải điều chỉnh việc dạy của chúng ta để đáp ứng nhu cầu của học sinh.”

“Để động viên họ học, chúng ta cần giải thích ích lợi của tài liệu môn học. Chúng ta phải chỉ cho họ giá trị của tri thức đó trong tương lai của học sinh vì học sinh sẽ học khi họ biết cái gì sẽ ích lợi cho họ. Vai trò của chúng ta không chỉ là truyền thụ tri thức mà còn cung cấp hướng dẫn cho họ để xây dựng tương lai của họ. Ngày nay việc dạy không còn chỉ có tính hàn lâm mà còn là hướng dẫn học sinh phát triển thành người khôn lớn, nơi họ học về vai trò và trách nhiệm của họ, lập kế hoạch nghề nghiệp của họ, thu nhận kĩ năng cần thiết, đạt tới năng lực, có được việc làm, thành công ở chỗ làm việc, đóng góp cho xã hội, xây dựng gia đình, và là công dân tốt.”

“Để làm điều đó, chúng ta cần tạo ra môi trường học mới nơi cả thầy giáo và học sinh đều phát triển mối quan hệ lẫn nhau và chia sẻ cùng mục đích. Chẳng hạn, tôi thường hỏi học sinh của tôi: “Các em hiểu chắc thế nào về tài liệu trong bài giảng trước? Các em có câu hỏi nào trước khi chúng ta tiếp tục?” Bằng việc hỏi học sinh trên cơ sở đều đặn, tôi chia sẻ mối quan tâm của tôi với họ về việc học của họ. Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn bằng việc hỏi câu hỏi để làm rõ ràng hiểu biết của họ, và lớp trở thành môi trường học tích cực nơi học sinh hội tụ vào việc học thay vì vào việc qua được bài kiểm tra. Điều bản chất với học sinh là biết giá trị của việc có giáo dục tốt điều cho phép họ xây dựng nghề nghiệp của họ trong tương lai, tôi bao giờ cũng giải thích sự liên quan của tài liệu môn học với mục đích nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn: “Em cần kĩ năng lập trình tốt để làm việc trong khu vực công nghiệp.” Hay “Nếu em không học thống kê làm sao em có thể làm việc với các thuật toán học máy và dự đoán kết quả của chương trình phân tích dữ liệu?”

Là thầy giáo trong thời đại thay đổi nhanh này, chúng ta cần đánh giá lại cách tiếp cận của chúng ta tới việc dạy để đáp ứng cho nhu cầu của học sinh. Nó cũng giúp chúng ta nhận biết về cái gì là hiệu quả trong khi làm việc với học sinh. Tôi tin rằng bằng việc tạo ra môi trường học tích cực cho học sinh, bằng việc diễn đạt nhiệt tình dạy của chúng ta, bằng việc thể hiện mối quan tâm của chúng ta với thành công của học sinh, chúng ta có thể tạo ra khác biệt trong kinh nghiệm học của học sinh.

 

—English version—

 

Teaching in the changing time

A teacher lamented: “Today many students are lazy and have no desire to learn anything. Many come to school without direction and only do the minimum to pass the exam then move on to the next class. They want the degree without learning much which explain the high number of unemployed college graduates. But as teachers, many are tired of dealing with these unmotivated students, and I am considered quitting …”

I told him: “As a teacher, do you understand why are students losing their motivation to learn? Since there is a big gap between what the school teaches and what the market needs, how can you motivate students to learn when they know that what they learn do not help them in their career? It is easy to blame the students for lack of motivation to learn but have we ever reflected on what we teach and the way we teach? Have we ever engaged students in class discussion?  How many of us just lecturing the same materials for years without improving?”

“No one says teaching is easy. But it is getting more difficult than ever before because today’s students are not the same as twenty or thirty years ago. To keep them learning, they need to be actively engaged; else they will be distracted by other things. My friend, Professor Rosenberg often joked: “Today teachers must compete with Facebook, Text messages, YouTube, Twitter and many social media in their classroom and some will not succeed.” Therefore, to be more effective, we cannot use the same teaching technique but must adjust our teaching to meet the need of students.”

“To motivate them to learn, we need to explain the benefit of the course materials. We must show them the value of that knowledge in the students’ future because students will learn when they know what will benefit them. Our role is not only transferring the knowledge but also provide guidance to help them to build their future. Today teaching is no longer just academic but also guiding students to develop into adulthood, where they learn about their roles and responsibilities plan their career, acquiring needed skills, achieving competencies, getting jobs, succeed in the workplace, contributing to the society, building a family, and be a good citizen.”

“In order to do that, we need to create a new learning environment where both teachers and students are developing a mutual relationship and sharing the same goals. For example, I often ask my students: “How well is your understanding of the materials in the last lecture? Are there any questions you have before we continue? By asking students on a regular basis, I share my concern with them about their learning. Students will feel more comfortable by asking questions to clarify their understanding, and the class becomes a positive learning environment where students focus on learning rather than passing tests. It is essential for students to know the value of having a good education that allows them to build their career in the future, I always explain the relevancy of the course materials to their career goals. For example: “You need strong programming skills in order to work in the technology area.” Or “If you do not learn statistics how could you work on machine learning algorithm and predicting the outcomes of a data analytics program?”

As teachers in this fast-changing time, we need to re-evaluate our approach to teaching to meet the students’ needs. It also helps us to be aware of what is effective while working with students. I believe that by creating a positive learning environment for students, by expressing our enthusiasm to teach, by demonstrating our concern for students’ success, we can make a difference in students’ learning experience.