Trong vài năm qua, tôi có nhiều học sinh châu Á trong lớp hơn các năm trước. Và ngày đầu tiên của lớp, khi nói về chương trình đào tạo môn học và các yêu cầu, tôi để ý tới lo âu trong số nhiều học sinh châu Á. Phần lớn học sinh Mĩ thường hỏi vài câu hỏi để làm sáng tỏ hiểu biết của họ, nhưng học sinh châu Á vẫn còn lo nghĩ về số bài kiểm tra trong môn của tôi. Câu hỏi thông thường là: “Tại sao nhiều bài kiểm tra thế trong môn này?” “Điều gì xảy ra nếu em trượt bài kiểm tra?” “Em có thể được điểm nào nếu em trượt nhiều bài kiểm tra?” “Em phải làm tốt bao nhiêu bài kiểm tra để đỗ môn này?”
Trong hệ thống giáo dục truyền thống nơi có nhiều bài kiểm tra, nỗi sợ thất bại đã ăn sâu vào tâm lí học sinh. Sau nhiều năm tới trường, nhiều học sinh phát triển “sợ kiểm tra” kinh niên, và nỗi sợ đó tác động lên khả năng học của họ. Nhiều học sinh châu Á bảo tôi rằng họ không thể tập trung được trong bài kiểm tra, dù họ học chăm chỉ thế nào cũng không thành vấn đề. Một học sinh giải thích: “Sau bài kiểm tra khi rời khỏi lớp học, em biết mọi câu trả lời, nhưng trong bài kiểm tra, em không thể nghĩ được chút nào.” Học sinh khác than: “Em lo lắng xúc động thế, và bắt đầu tự trách mình trong bài kiểm tra.” Tôi cũng để ý rằng ngay cả học sinh giỏi đôi khi làm bài không tốt vì họ tự tạo nhiều sức ép thế lên bản thân họ mà không nhận ra rằng thói quen làm việc vất vả thế có thể làm giảm hiệu năng của họ.
Khi học sinh trượt bài kiểm tra hay nhận được điểm thấp, họ mất tự tin vào khả năng học tập của họ. Thầy giáo có những học sinh bị điểm thấp cũng cảm thấy không thoải mái vì việc dạy không được tốt. Làm sao chúng ta giải quyết vấn đề “sợ kiểm tra” này? Trong lớp của tôi, tôi bảo học sinh: “Nhiều giáo sư có hai bài kiểm tra trong môn của họ, bài giữa kì và bài cuối kì. Một số giáo sư chỉ có một bài kiểm tra, cho nên hoặc các em đỗ hoặc trượt. Tuy nhiên, trong môn của thầy, chúng ta sẽ có bài kiểm tra cứ mỗi hai tuần, cho nên các em sẽ quen với nó và không sợ kiểm tra. Vì mọi bài kiểm tra đều có cùng số lượng điểm, nếu các em không làm tốt trong một hay hai bài, không thành vấn đề vì trong học kì có mười lăm tuần, các em có bẩy bài kiểm tra.”
Tôi cũng có chính sách “cơ hội thứ hai,” nếu học sinh không thể trả lời được một câu hỏi, họ có thể đặt kí hiệu SC (cơ hội thứ hai) bên cạnh câu hỏi này để cho nó sẽ không được chấm điểm. Họ có một ngày để quay lại và làm lại câu hỏi đó, nhưng câu trả lời chỉ đáng được nửa điểm được cho. Bằng việc làm điều này, phần lớn học sinh bảo tôi rằng họ cảm thấy nhẹ gánh lớn vì họ không phải lo về đỗ hay trượt. Sau vài lần, phần lớn trong họ đều học tốt, và tôi không phải giải quyết với những học sinh dùng cơ hội thứ hai vì phần lớn đều hội tụ vào học thay vì cố để đỗ bài kiểm tra.
Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều giáo sư không thích chính sách này, và họ phê bình tôi: “Thầy không thể làm điều đó được, thầy làm cho họ trở nên lười và không học chăm chỉ.” Tôi bảo họ: “Điều tôi muốn ở họ là học, nếu họ không học tốt, họ phải quay về và học lại cho tới khi họ biết rõ nó. Trong vài bài kiểm tra đầu, quãng 25% học sinh dùng cơ hội thứ hai để làm lại câu hỏi, rồi nó giảm xuống 10%, nhưng sau năm bài kiểm tra, tôi hiếm khi có người nào dùng cơ hội thứ hai nữa vì học sinh đều hội tụ vào học, không hội tụ vào việc đỗ bài kiểm tra.” Một giáo sư không đồng ý: “Bằng việc làm điều đó, học sinh biết câu hỏi, và mọi điều họ làm là quay về, tìm câu trả lời và đỗ bài kiểm tra. Điều đó là gian lận.” Tôi giải thích: “Chủ định của bài kiểm tra là gì, để cho học sinh đỗ hay trượt sao? Hay để họ biết điều họ biết và điều họ không biết? Nếu họ không biết họ phải học lại cho tới khi họ biết chứ. Khi học sinh không lo nghĩ về đỗ hay trượt, họ cảm thấy thoải mái để học, và họ có thể hội tụ vào học mà không sợ bài kiểm tra.”
Tôi tin thầy giáo cần có thảo luận với học sinh về vấn đề lo âu của học sinh và tìm cách giúp họ tránh “sợ kiểm tra.” Nhiều học sinh thường lo nghĩ quá nhiều, điều tác động tới hiệu năng của họ trong bài kiểm tra. Tôi thường trình bày một kĩ thuật đơn giản như sau: Vào bài kiểm tra thứ nhất, khi học sinh nhận được câu hỏi kiểm tra, tôi có thể thấy rằng nhiều người đã cảm thấy căng thẳng vì câu hỏi là khó. Tôi để cho họ cảm thấy sức ép này trong năm phút rồi nói: “Bài kiểm tra này chỉ để cho các em đánh giá bản thân các em về các em học tốt thế nào, cứ thảnh thơi vì nó sẽ không được chấm điểm.” Bạn có thể thấy cả lớp thở phào bình thản vì không còn sức ép. Nhưng tôi ngạc nhiên, gần như mọi học sinh đều làm tốt bài kiểm tra khó này, vì họ không lo nghĩ nữa.
Nhiều học sinh châu Á thường có lo âu về bài kiểm tra khi họ bắt đầu môn học của tôi, nhưng qua thời gian, cảm giác đó có xu hướng tiêu tan và chỉ vài người trải nghiệm thường xuyên xúc động cao làm cản trở tới năng lực học của họ. Tôi thường gửi email cho họ để làm dịu e sợ của họ kiểu như: “Thầy muốn gửi một lưu ý nhanh tới một số người trong các em về bài kiểm tra sắp tới, các em cần hội tụ vào …. ” Khi nhiều người trong chúng ta đang làm việc hướng tới hiểu biết nguyên nhân căng thẳng của họ và giúp họ vượt qua chúng, chúng ta sẽ cần không nhấn mạnh vào sức ép của bài kiểm tra để giúp cho học sinh hội tụ vào việc học để cho họ có thể trở thành người học cả đời.
—English version—
The fear of test
In the last few years, I have more Asian students in my class than previous years. On the first day of class, when talking about the course curriculum and requirements, I noticed the anxiety among many Asian students. Most U.S. students often asked a few questions to clarify their understanding, but Asian students remained worried about the number of tests in my course. The common questions are: “Why so many tests in this course?” “What happens if I fail the test?” “What grade can I get if I fail several tests?” “How many tests should I do well to pass this course?
In traditional education systems where there are many tests, the fear of failure has been ingrained in students’ psyche. After many years of schooling, many students develop a chronic “fear of tests,” and that fear impacts their ability to learn. Many Asian students told me that they could not concentrate during tests, no matter how hard they study. One student explained: “After the test when leaving the classroom, I know all the answers, but during the test, I cannot think at all.” Another student lamented: “I am so emotionally distressed, and begin to blame myself during the test.” I also noticed that even the best students sometimes did not do well because they put so much pressure on themselves without realizing that such a hard-working habit can decrease their performance.
When students fail a test or receive a low grade, they lose confidence in their learning abilities. Teachers who have many low-scoring students also feel uncomfortable for not doing a good teaching job. How do we solve this “fear of test” issue? In my class, I told the students: “Many Professors have two tests during their courses, a midterm and a final. Some only have one, so either you pass or fail. However, in my course, we will have a test every two weeks, so you will get used to it and not afraid of tests. Since all tests have the same amount of points, if you do not do well in one or two, it does not matter as in a semester of fifteen weeks, you have seven tests.”
I also have a “Second chance” policy, if students cannot answer a question, they can put the symbol SC (second chance) next to the question so it will not be graded. They have one day to come back and redo that question, but the answer is only worth half of a given point. By doing this, most students tell me that they feel a significant relief as they do not have to worry about pass or fail. After a few times, most of them study well, and I do not have to deal with students using the second chance as most are focusing on learning instead of trying to pass the test.
When I teach in Asia, many professors did not like this policy, and they criticized me: “You cannot do that, you make them become lazy and not study hard.” I told them: “What I want is for them to learn, if they do not learn well, they have to go back and learn again until they know it well. In the first few tests, about 25% of students are using the second chance to redo the questions, then it drops to 10%, but after five tests, I rarely have anyone using the second chance anymore because students are focusing on learning, not on passing the test.” A professor disagreed: “By doing that, students know the question, and all they do is to go back, find the answer and pass the test. That is cheating.” I explained: “What is the purpose of the test, to pass or fail students? Or to let them know what they know and do not know? If they do not know they have to study again until they know. When students are not worried about pass or fail, they feel comfortable to study, and they can focus to learn without the fear of test.”
I believe teachers need to have a discussion with students about their anxiety problems and find ways to help them avoid the “fear of test.” Many students are often worried too much which impact their performance during the test. I often demonstrate a simple technique as follow: On the first test, when students received the test questions, I could see that many were feeling stressful because the questions were hard. I let them felt the pressure for a few minutes then said: “This test is just for you to evaluate yourselves on how well you learn, please relax as it will not be graded.” You can see the whole class breathing out calmly as there was no more pressure. But to my surprise, almost all students did well on this difficult test, because they did not worry anymore.
Many Asian students often had anxiety about tests when they started my course, but over time, that feeling tends to dissipate, and only a few consistently experience high emotions that hinder their ability to learn. I often sent an email to them to ease their apprehension such as: “I just wanted to send a quick note to some of you about the upcoming test, please focus on …. ” As many of us are working toward understanding the causes of their stress and help them to overcome them, we will need to de-emphasize the pressure of test to help our students focus on learning so they can become lifelong learners.