Nhịp độ thay đổi nhanh

Theo tờ The New York Times, khi có cạnh tranh việc làm giữa robots và con người, robots sẽ thắng. Ngày nay cơ xưởng chế tạo ở Mĩ và châu Âu đang tăng dần việc dùng robots để tự động hoá dây chuyền sản xuất. Khi nhiều robots hơn được dùng, nhiều công nhân mất việc làm của họ. Bài báo này dựa trên một nghiên cứu của MIT thấy robots đã loại bỏ đi tới 670,000 việc làm chế tạo giữa các năm 1990 và 2007. Bài báo này kết luận rằng nhiều công nhân hơn sẽ mất việc làm trong năm năm tới vì số các robots công nghiệp được mong đợi tăng lên gấp bốn.

Bài báo này tạo ra tranh cãi về liệu công nghệ tự động hoá tiên tiến sẽ giúp đỡ hay làm hại con người, hay thậm chí thay thế con người. Có mối quan ngại trong những người lãnh đạo chính phủ rằng việc làm mới được công nghệ tạo ra là không tương đương với số việc làm bị mất đi, làm nảy sinh bất bình đẳng trong cấu trúc xã hội và thất nghiệp cao. Một nhà kinh tế viết: “Trong quá khứ, chúng ta có người giầu và người nghèo, bây giờ chúng ta có “công nghệ siêu giầu” và “lao động siêu nghèo.” Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, nếu mọi người không có kĩ năng công nghệ, họ sẽ không bao giờ tìm được việc làm tốt.”  Cách nhìn đó đặt sức ép lên hệ thống giáo dục để dịch chuyển đào tạo của họ nhanh chóng để cung cấp nhiều đào tạo công nghệ. Bài báo này cũng phỏng vấn Elon Musk, Stephen Hawking và Bill Gates và tất cả họ đều đồng ‎ý rằng robots đang lấy đi việc làm của con người và cảnh báo rằng chúng ta phải tiến hành có thận trọng về trí tuệ nhân tạo, bằng không chúng ta có thể mất kiểm soát trên chính các “máy thông minh”.

Tuy nhiên, có cách nhìn khác rằng công nghệ sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, không ít đi.  Một bài báo trong Tạp chí Doanh nghiệp Harvard Business Review mang tựa đề “Bên ngoài tự động hoá” kết luận rằng thay vì coi máy móc lấy đi nhiều việc làm, chúng ta phải nhìn xa hơn vào những khả năng mới hơn của việc làm mới. Trong kỉ nguyên của phát kiến, bao giờ cũng có “‎ý tưởng lớn tiếp” vì mọi người sẽ tiếp tục phát kiến và phát minh ra nhiều công nghệ hơn. Do đó, ưu thế cạnh tranh sẽ thay đổi bởi công nghệ mới hơn nên tự động hoá có thể không phải là giải pháp tốt nhất vào lúc đó. Chẳng bao lâu, thành công của công ti có thể phụ thuộc vào phát kiến hơn là hiệu quả chi phí của tự động hoá. Theo cách nhìn này, giáo dục công nghệ tốt được cần để cung cấp nhiều công nhân có kĩ năng cao hơn, những người có thể phát kiến và tạo ra nhiều công nghệ và việc làm cho mọi người.

Bất kể cách nhìn nào là đúng, chìa khoá vẫn là có giáo dục tốt để phát triển công nhân công nghệp để sống còn trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ. Câu hỏi là: Giáo dục hiện thời có thể thay đổi nhanh thế nào khi nhiều công nghệ hơn như trí tuệ nhân tạo, học máy, và xe không người lái đang tới với tốc độ đang tăng lên?

 

—English version—

 

The fast pace of change

According to The New York Times, when competing for jobs between robots and humans, the robots will win. Today manufacturing factories in the U.S. and Europe are increasingly using robots to automate their production lines. As more robots are being used, more workers are losing their jobs. The article is based on a research by MIT that found robots have eliminated up to 670,000 manufacturing jobs between 1990 and 2007. The article concluded that more workers will lose jobs in the next five years because the number of industrial robots are expected to quadruple.

The article creates debates about whether the advanced automation technology will help or hurt people, or even displace humans. There is a concern among government leaders that the new jobs created by technology are not equal to the number of job lost resulting an inequality in the social structure and high unemployment. An economist wrote: “In the past, we have the rich and the poor, now we have the “Technology super rich” and the “Labor super poor.” In this technology-driven world, if people do not have technology skills, they will never find a good job.”  That view puts pressure on the education systems to shift their training quickly to providing more technology trainings. The newspaper also interviewed Elon Musk, Stephen Hawking and Bill Gates and all of them agreed that robots are taking people’s jobs and warned that we should proceed with caution about artificial intelligence, else we may lose control over very “smart machines.”

However, there is another view that technology will create more jobs, not less.  An article in The Harvard Business Review titled “Beyond Automation” concluded that instead of viewing machines taking more jobs, we must look further into newer possibilities of new jobs. In this era of innovation, there will always be the “next big ideas” as people will continue to innovate and invent more technologies. Therefore, competitive advantage will change by newer technology then automation may not be the best solution by that time. Soon, the success of companies may depends more on innovation than the cost efficiency of automation. According to this view, a good technology education is required to provide more highly skilled workers who can innovate and create more technologies and jobs for people.

Regardless which views are right, the key is still having a good education to develop technology workers to survive this technology driven world. The question is: How fast can current education changes when more technologies such as artificial intelligence, machine learning, and driverless cars are coming at an accelerate speed?