Ngày nay nhiều học sinh hơn đang vào đại học, một số được chuẩn bị tốt, và một số thì không. Có những học sinh có điểm cao ở kì thi vào đại học cũng như có các học sinh chỉ đủ điểm vào. Một số đại học có chuẩn cao về việc chấp nhận học sinh; số khác có thể không có chuẩn cao. Tuy nhiên, là thầy giáo, chúng ta phải giúp mọi học sinh trong lớp đạt tới mục đích giáo dục của họ.
Sinh viên, đặc biệt sinh viên năm thứ nhất, bao giờ cũng cần nhiều hướng dẫn hơn vì nhiều người không phân biệt được giữa học trong trường trung học và đại học. Với họ, mọi thứ trong đại học là kinh nghiệm hào hứng với ít kiểm soát của bố mẹ hơn, nhiều tự do hơn, nhiều bạn hơn, lớp học lớn, và các yêu cầu học tập khác. Chẳng hạn, tôi bảo sinh viên, với mọi giờ trên lớp, họ cần ít nhất hai giờ học ở nhà. Sinh viên hỏi tôi tại sao cần nhiều thời gian thế vì họ chỉ cần vài giờ để học cho nhiều bài học trên lớp ở trường trung học. Nhiều sinh viên đại học năm thứ nhất trượt vì họ không có thói quen học tập tốt để giải quyết với nhiều tài liệu. Nhiều người không đủ trưởng thành để giải quyết trách nhiệm và yêu cầu học tập. Là thầy giáo, chúng ta chấp nhận mọi sinh viên, bất kể họ biết nhiều thế nào và họ được chuẩn bị thế nào, nhưng để cho sinh viên trượt có nghĩa là chúng ta không hoàn thành sứ mệnh dạy học. Mọi sinh viên vào đại học đều có hi vọng, và trượt trong năm thứ nhất là cái gì đó có thể tránh được.
Là thầy giáo, chúng ta muốn mọi học sinh thành công, nhưng câu hỏi là: Ai chịu trách nhiệm cho thành công của học sinh? Trường học và thầy giáo có chung trách nhiệm nào đó, nhưng học sinh chịu trách nhiệm cho việc học của họ nữa. Nhưng chúng ta có thể làm gì để làm cho họ thành công? Hệ thống truyền thống dựa trên nguyên tắc “Đỗ và Trượt” với nhiều kì thi, học sinh không thi đỗ kì thi bị loại bỏ, và chỉ người giỏi nhất mới còn lại. Hệ thống này có hiệu quả trong việc tạo ra người tốt nghiệp có kĩ năng cao không? Hay có thể là chúng ta tạo ra người tốt nghiệp với kĩ năng để thi đỗ kì thi? Chúng ta có thể làm được gì để giữ được một số học sinh và hướng dẫn họ tới thành công?
Trong nhiều năm, thầy giáo đã được đào tạo để dạy, nhưng thời đại đã thay đổi khi ngày nay chúng ta phải giải quyết với nhiều thứ đã không xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, làm sao giải quyết với các công nghệ trong lớp học; làm sao giải quyết với các học sinh dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh hơn là nghe bài giảng; làm sao động viên học sinh; làm sao hỗ trợ và hướng dẫn họ phát triển kĩ năng học cả đời, v.v. Ngày nay, học sinh không giống như học sinh trong quá khứ. Nhiều người chủ động, và không thể nghe bài giảng trong thời gian dài. Liệu đổi phương pháp dạy có tốt hơn không? Thay vì để họ nghe bài giảng trong một giờ, tốt hơn cả là để cho họ được tham gia vào thảo luận trên lớp hay tham gia tích cực vào các bài tập giải quyết vấn đề?
Tôi tin thầy giáo phải được đào tạo theo vài phương pháp dạy để cho họ có thể chọn lựa cái gì là tốt nhất cho học sinh của họ. Học sinh cần hướng dẫn và chỉ dẫn rõ ràng để giữ cho họ suy nghĩ, phân tích, so sánh, và áp dụng tri thức. Học sinh học nhiều hơn khi họ biết “TẠI SAO” họ cần học và sự hợp lí về “CÁI GÌ” họ đang học, cũng như tại sao thầy giáo chọn phương pháp dạy nào đó và các hoạt động học tập. Chẳng hạn, tôi bao giờ cũng cho sinh viên một danh sách những điều họ phải học từng tuần để cho phép họ chuẩn bị cho bài học trong lớp của tôi. Tôi phân công tài liệu đọc cho họ đọc trướt khi lên lớp. Tôi theo dõi dự học để chắc sinh viên không bỏ lớp. Tôi khuyến khích họ hỏi câu hỏi và khuyến khích họ tham gia vào thảo luận. Để hoàn thành những điều này, vào ngày đầu tiên của lớp, tôi đặt ra chính sách về việc dự lớp, việc quấy rối, và việc dùng điện thoại di động, v.v, để chắc rằng sinh viên hiểu điều họ phải làm trong lớp của tôi để đạt tới mục đích của họ.
Phần lớn các trường Mĩ thường có hai kì thi cho từng học kì, một kì vào giữa và một kì vào cuối môn học. Do đó, một số học sinh không học nghiêm chỉnh mãi cho tới một tuần trước khi thi. Tôi không thích cách tiếp cận đó, để chắc học sinh học liên tục, tôi có câu hỏi ngắn từng tuần, bao giờ cũng vào thứ sáu, để cho tôi có thể cho điểm vào dịp cuối tuần, trước thứ hai, để học sinh biết kết quả. Cách nhìn của tôi là học sinh cần biết tiến bộ của họ vào bất kì lúc nào trong lớp để cho họ có thể điều chỉnh việc học của họ. Học sinh của tôi bao giờ cũng biết họ ở đâu và họ cần gì để qua được môn học của tôi. Thang cho điểm của tôi là rõ ràng (từ 0 tới 10 điểm), và tích luỹ trong suốt lớp, để cho học sinh biết họ đứng ở đâu trong lớp và họ sẽ cần bao nhiêu tiến bộ. Với lớp học mười tuần, có chín bài trả lời câu hỏi và điểm của họ dựa trên thang chuẩn: (93-100 điển là bậc “A”; 85-92 điểm là bậc “B”; 75-84 điểm là bậc “C” và dưới 74 nghĩa là trượt). Tôi nhắc nhở họ rằng câu hỏi hàng tuần là nhiều hơn chỉ là điểm số mà là cách đo để giúp cho họ biết về thành tựu học tập của họ.
Thầy giáo truyền thống thường nghiêm khắc người đôi khi gây ra sợ trong học sinh. Nhưng tôi tin thầy giáo phải duy trì mối quan hệ hiếu khách với học sinh để hướng dẫn họ một cách thành công. Tôi thích làm giảm sợ hãi của học sinh trong lớp của tôi bằng việc khuyến khích họ và không nhấn mạnh vào ganh đua giữa họ. Lớp học nên là môi trường cộng tác nơi học sinh làm việc trong tổ, không phải là chỗ ganh đua để thắng hay thua. Thầy giáo nên hội tụ vào việc giúp cho học sinh hiểu vấn đề môn họ cho dù điều đó có thể mất thời gian thay vì vội vàng hoàn thành tài liệu môn học.
Thầy giáo giỏi cung cấp cơ hội cho học sinh để biểu lộ tiến bộ học tập của họ. Học sinh sẽ biểu lộ kính trọng khi thầy giáo chăm nom cho họ, cung cấp chỉ dẫn rõ ràng, và trả lại công việc cho học sinh trong thời gian thoả đáng. Sau rốt, việc học đại học nên là chỗ chúng ta nuôi dưỡng học sinh và hướng dẫn họ là nhà chuyên nghiệp, người sẽ đóng góp cho xã hội của chúng ta. Học sinh là tương lai của chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm xây dựng tương lai đất nước chúng ta.
—English version—
Being Teachers
Today more students are going to college, some are well-prepared, and some are not. There are students who score high on the college entrance exam as well as students who barely pass it. Some colleges have high standard on accepting students; others may not. However, as teachers, we must help all students in our class to achieve their educational goals.
Students, especially first-year students, always need more guidance because many do not distinguish between studying in high- school and college. To them, everything in college is an exciting experience with less parental control, more freedom, more friends, big classrooms, and different study requirements. For example, I told students, for every hour in class, they need at least two hours of studying. Students would question me why so much time since they only need a few hours to study for many classes in high school. Many first-year college students failed because they did not have good studying habit to deal with a lot of materials. Many were not matured enough to handle the responsibilities and studying requirements. As teachers, we accept all students, regardless how much they know and how prepared they are, but letting students fail means we do not fulfill our teaching mission. Every student who go to college have a hope, and failing in the first year is something that can be avoided.
As teachers, we want all students to succeed, but the question is: Who is responsible for students’ success? The school and teachers share some responsibilities, but students are responsible for their studying too. But what can we do to make them succeed? The traditional system is based on the “Pass and Fail” principle with many exams, students who do not pass the exams are eliminated, and only the best remain. Is this system effective in producing highly skilled graduates? Or is it possible that we produce graduates with the skills to pass many exams? What can we do to retain some students and guide them to succeed?
For many years, teachers were trained to teach, but times have changed as today they have to deal with many things that did not happen in the past. For example, how to deal with technologies in the classroom; how to deal with students who spent more time with smartphone than listening to the lecture; how to motivate students; how to support and guide them to develop lifelong learning skills, etc. Today, students are also not like students in the past. Many are active, and cannot listen to a lecture for a long time. Is it better to change the teaching method? Instead of having them listen to a lecture for an hour, is it be better to get them involved in class discussion or actively engage in problem- solving exercises?
I believe teachers must be trained in several teaching methods so they can select which is best for their students. Students need guiding and clear instructions to keep them thinking, analyzing, comparing, and applying knowledge. Students learn more when they know “WHY” they need to learn and the rationale for “WHAT” they are learning, as well as why the teachers choose certain teaching methods and learning activities. For example, I always give students a list of things that they must learn each week to allow them to prepare for the lesson in my class. I assign reading materials for them to read before the class. I take attendance to make sure my students do not skip class. I encourage them to ask questions and motivate them to participate in discussion. To accomplish these things, on the first day of class, I set a policy about class attendance, disturbances, and cell phones usage, etc., to make sure that students understand what they must do in my class to achieve their goals.
Most U.S. school often have two exams for each semester, one in the middle and one at the end. Therefore, some students do not seriously study until a week before the exam. I do not like that approach, to make sure students learn continuously, I have a short quiz each week, always on Friday, so that I can grade over the weekend, by Monday, students know the results. My view is students need to know their progress at any given time in class so that they can adjust their learning. My students always know where they are and what they need to do to pass my course. My grading scale is clear (from 0 to 10 points), and accumulate throughout the class, so students know where they stand in class and how much progress they will need. With ten weeks class, there are ten quizzes and their grade is based on a standard scale: (93-100 points is “A” grade; 85-92 points is “B” grade; 75-84 points is “C” grade and below 74 means failure). I remind them that weekly quiz is more than just a grade but a measurement to helps them to know their learning achievement.
Traditional teachers are often strict who sometimes instill a fear among students. But I believe teachers must maintain a hospitable relationship with students to guide them successfully. I like to reduce the fear of students in my classes by encourage them and deemphasizing competitions among them. Classroom should be a collaborative environment where students work in team, not a place to compete for win or lose. Teachers should focus on helping students to understand the subject matter even if it may take time rather than hurry to complete the course materials.
A good teachers provide opportunities for students to demonstrate their learning progress. Students will show respect when teachers care for them, provide clear instructions, and return student work within a reasonable time. After all, college studying should be a place where we nurture students and guide them to be professionals who will contribute to our society. Students are our future, and we are responsible to build the future of our country.