Người di cư Ấn Độ làm cho giấc mơ Mĩ vẫn sống động và tốt thành hiển nhiên

Vivek Wadwa – Washington Post 8/2015

Lưu ý: Khi Google công bố rằng một người Mĩ gốc Ấn Độ Sundar Pichai sẽ trở thành CEO tiếp của công ti, quan chức điều hành công nghệ này đã tham gia vào câu lạc bộ tinh hoa những doanh nhân sinh ở Ấn Độ, những người bây giờ đứng đầu các công ti toàn cầu như Adobe, Microsoft, Mastercard, Nokia, Pepsico và Softbank.

 

Họ có giọng nói buồn cười, mặc trang phục kì lạ, và ăn thức ăn có gia vị, và một số người còn đội khăn xếp.  Người Mĩ gốc Ấn Độ chiếm không đầy 1% dân số Mĩ.  Vậy mà bạn sẽ thấy họ ở vị trí lãnh đạo các công ti lớn như Google, Pepsico và MasterCard; là chủ tịch và trưởng khoa của hầu hết các đại học danh tiếng của Mĩ; ở đỉnh cao của nghề làm báo; chi phối các lĩnh vực như công nghệ, nghiên cứu khoa học, và y tế; và đang làm phát triển mạnh trong các ngành công nghiệp như bệnh viện, vận tải và bất động sản.  Họ cũng đạt tới thành công phi thường trong chính phủ: các thống đốc của hai bang bảo thủ nhất Mĩ là người gốc Ấn, các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng và người đứng đầu quân y.

Mặc dầu thành công kinh tế không được phân bố đều và một số phân đoạn trong cộng đồng người Ấn Độ vẫn đối diện với những vấn đề xã hội và kinh tế nghiêm trọng, điều đáng lưu ý là thu nhập hàng năm trung bình của người chủ gia đình Mĩ đứng đầu bởi người di cư Ấn Độ là $103,000 – gấp đôi người trung bình Mĩ.

Làm sao nhóm người di cư gần đây đạt tới thành công lạ thường như vậy – và chúng ta có thể học được gì từ điều đó?

Thứ nhất, bạn cần hiểu bối cảnh của nhóm này; nó là nhóm có giáo dục cao và có tính nhà doanh nghiệp cao.  Theo Cơ quan điều tra dân số Mĩ, 76 phần trăm người di cư Ấn Độ ở độ tuổi 25 hay hơn đều có bằng cử nhân hay cao hơn, và đại đa số đều thành thạo tiếng Anh. Mặc dầu một số người xuất thân từ những gia đình nghèo, phần lớn những người Ấn Độ tới Mĩ đều là từ giai cấp trung lưu hay cao hơn; những sinh viên đủ phẩm chất để được vào các đại học Mĩ đều thuộc vào tầng lớp ưu tú; những công nhân được các công ti Mĩ thuê đều có kĩ năng cao.  Chỉ những người dám nhận rủi ro và tham vọng mới sẵn lòng bỏ bạn bè và gia đình lại sau để nhắm tới thành công ở mảnh đất nước ngoài; họ có tính nhà doanh nghiệp về bản chất.

Người di cư tới Mĩ đối diện với việc kì thị cũng như người nước ngoài ở trong bất kì nước nào khác phải đối diện.  Người Mĩ nói chung bao dung và có tâm trí cởi mở, nhưng việc kì thị chủng tộc là nét xấu của con người.  Những người có mầu da sẫm hay giọng nói nước ngoài bao giờ cũng bị bất lợi ở Mĩ.  Điều này có nghĩa là họ phải làm việc chăm chỉ hơn và suy nghĩ thông minh hơn.  Những người di cư Ấn Độ điển hình ở trên đỉnh của chiếc thang xã hội trong những cộng đồng mà họ bỏ lại sau nhưng thấy bản thân họ ở bậc thang thấp nhất ở Mĩ.  Đây là kinh nghiệm rất không thoải mái và tạo ra động cơ lạ thường làm bất kì cái gì cần làm để thành công, như tôi có thể nói cho bạn từ kinh nghiệm cá nhân.

Tôi cũng là một người di cư Ấn Độ, và tôi nhớ khi lần đầu tiên tôi tới Mĩ như một đứa trẻ vào những năm 60.  Bạn cùng lớp tôi hỏi tôi liệu tôi có mê hoặc được rắn không; các bố mẹ trỏ vào tôi và bảo con cái họ nghĩ về những người Ấn Độ chết đói trước khi làm lãng phí thức ăn trong bát của chúng.  Điều này rất gây tổn thương, nhưng nó tạo động lực cho tôi làm bất kì cái gì cần làm để chứng tỏ cho mọi người rằng tôi cũng giỏi như bạn cùng lớp tôi.  Về sau trong đời, khi tôi trở lại Mĩ sau khi sống ở nước ngoài, tôi đã trải nghiệm kì thị và chê bai tương tự từ các nhà tư bản mạo hiểm ở Bắc Carolina.  Một người bảo tôi rằng lí do ông ta sẽ không tài trợ cho công ti của tôi là ở chỗ “người của các anh không tạo ra những CEO giỏi”.  Máu tôi vẫn sôi lên khi tôi nghĩ về điều này, nhưng điều đó làm cho tôi mạnh mẽ hơn và giỏi hơn.  Và đó là lí do tại sao tôi đi ra khỏi con đường của tôi để giúp những người khác, người đã từng bị kì thị, đặc biệt những người Mĩ gốc Phi, người Hispanics, và phụ nữ.

Và thành công của người Ấn Độ chỉ ra mặt khác của đất nước này.

Điều vĩ đại của Mĩ là ở chỗ một người đạt tới thành công nhận được mức độ kính trọng cao nhất bất kể tầng lớp xã hội, giống nòi và tôn giáo của người đó.  Đây là Giấc mơ Mĩ: nét đặc biệt của tự do điều cung cấp cho bất kì ai đạt tới thành công thông qua làm việc chăm chỉ có cơ hội thịnh vượng và bình đẳng.  Không có rào chắn tuyệt đối để tiến lên về xã hội ở Mĩ; đó là lí do tại sao người di cư thịnh vượng lên và là lí do tại sao Mĩ lãnh đạo thế giới.

Một trong những vấn đề lớn nhất ở Ấn Độ – và một vấn đề kìm nó lại – là ở chỗ mọi người bị phân chia theo vùng miền, tôn giáo và đẳng cấp.  Họ có thể là người Gujaratis, Punjabis, hay Bengalis; người Hindus, người Hồi giáo hay người Sikhs ở Ấn Độ, nhưng khi họ tới Mĩ, họ tất cả đều được coi là người Ấn Độ – như là người từ những phần khác của Nam Á, kể cả Pakistan, Sri Lanka, Nepal, và Bhutan.  Với người Mĩ, chúng tôi tất cả đều là như nhau.

Cho nên khi người Nam Á tới Mĩ, họ học rất nhanh chóng việc gác các khác biệt sang bên.  Họ bắt đầu hiểu rằng chìa khoá cho thành công của một cá nhân – và của một cộng đồng – là kết mạng, học tập và giúp đỡ lẫn nhau.  Đó là lí do tại sao họ gia nhập các nhóm như Nhà doanh nghiệp Ấn Độ, Hội nhà báo Nam Á, Hội người Mĩ Nam Á lãnh đạo cùng nhau, và Hội quán rượu Nam Á: để giúp lẫn nhau – và, trong tiến trình này, nâng cộng đồng của họ lên.  Đây nữa lại là cách người Ấn Độ trở thành nhóm chi phối những di dân sáng lập công ti ở Thung lũng Silicon.  Tổ nghiên cứu của tôi ở Stanford và Duke đã làm tư liệu rằng, khi tới năm 2014, gần 16% các công ti khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon đều có người sáng lập Ấn Độ.  Bí mật của thành công của họ nằm ở việc học tập và làm chủ các qui tắc tham gia của Thung lũng: kết mạng, trao đổi ý tưởng, và kèm cặp.

Bài học mà các nhóm bất lợi có thể học được từ người di cư Ấn Độ là giúp đỡ lẫn nhau và “trả tiền trước cho điều đó”.  Mĩ chỉ ra cho thế giới rằng việc cung cấp cho mọi người cơ hội bình đẳng tạo ra miếng bánh kinh tế lớn hơn; rằng tính đa dạng châm ngòi cho phát kiến và tăng trưởng kinh tế.

 

Nguồn: http://www.washingtonpost.com/news/innovations/wp/2015/08/24/indian-immigrants-make-it-obvious-that-the-american-dream-is-alive-and-well/

 

—English version—

 

Indian immigrants make it obvious that the American dream is alive and well

By Vivek Wadwa – Washington Post August 2015

Note: When Google announced that Indian-American Sundar Pichai would become the company’s next CEO, the technology executive joined an elite club of Indian-born businessmen who now head global companies such as Adobe, Microsoft, Mastercard, Nokia, Pepsico and Softbank.

 

They have funny accents, wear strange outfits, and eat really spicy food, and some wear turbans.  Indian-Americans constitute less than 1% of the U.S. population.  Yet you will find them at the helm of great companies such as Google, Pepsico and MasterCard; as presidents and deans of America’s most prestigious colleges; at the pinnacles of journalism; dominating fields such as technology, scientific research, and medicine; and thriving in industries such as hospitality, transportation, and real estate.  They have also achieved extraordinary success in government: the governors of two of America’s most conservative states are of Indian origin, as are White House senior advisors and the U.S. Surgeon General.

Even though the prosperity isn’t evenly distributed and some segments of the Indian community face severe social and economic problems, it is notable that the median annual income of U.S. households headed by an Indian immigrant is $103,000—twice the U.S. median.

How could a recent immigrant group achieve such incredible success—and what can we learn from it?

First, you need to understand the background of this group; it is highly educated and entrepreneurial.  According to the U.S. Census Bureau, 76 percent of Indian immigrants aged 25 or more have a bachelor’s or higher degree, and the vast majority are proficient at English.  Though some come from poor families, most of the Indians who make it to America are from the middle or upper class; the students who qualify for admission to U.S. universities are the cream of the crop; the workers who get hired by U.S. companies are highly skilled.  Only ambitious risk-takers willingly leave friends and families behind to shoot for success in foreign lands; they are entrepreneurial in nature.

Immigrants who come to America face discrimination just as foreigners in any country do.  Americans are generally tolerant and open-minded, but racism is an ugly human trait.  People with a dark skin or a foreign accent are always at a disadvantage in America.  This means that they have to work harder and think smarter.  Indian immigrants were typically at the top of the social ladder in the communities that they left behind but find themselves on the lowest rung in the U.S.  This is a very uncomfortable experience and provides incredible motivation to do whatever it takes to succeed, as I can tell you from personal experience.

I too am an Indian immigrant, and I remember when I first came to the U.S. as a child in the ’60s.  My classmates asked me whether I charmed snakes; parents pointed to me and told their children to think about starving Indians before wasting the food on their plates.  This was very hurtful, but it motivated me to do whatever it took to show everyone that I was as good as my classmates were.  Later in life, when I returned to the U.S. after living abroad, I experienced similar discrimination and disparagement from venture capitalists in North Carolina.  One told me that the reason he wouldn’t fund my company was that “your people don’t make good CEOs”.  My blood still boils when I think about this, but it made me stronger and better.  And it’s why I go out of my way to help other groups who have been discriminated against, especially African-Americans, Hispanics, and women.

And the success of Indian shows another side of this country.

The greatness of America is that a person who achieves success commands the highest level of respect regardless of his or her background, race, and religion.  This is the American Dream: an ethos of freedom that provides anyone who achieves success through hard work with the opportunity for prosperity and equality.  There are no absolute barriers to upward social mobility in America; that is why immigrants thrive and why America leads the world.

One of the biggest problems in India—and one that holds it back—is that people are divided by region, religion, and caste.  They may be Gujaratis, Punjabis, or Bengalis; Hindus, Muslims, or Sikhs in India, but when they come to America, they are all considered to be Indians—as are people from other parts of South Asia, including Pakistan, Sri Lanka, Nepal, and Bhutan.  To Americans, we are all the same.

So when South Asians come to the U.S., they learn very quickly to put their differences aside.  They begin to understand that the key to an individual’s—and a community’s—success is to network, learn, and help each other.  That is why they join groups such as The Indus Entrepreneurs, the South Asian Journalists Association, South Asian Americans Leading Together, and the South Asian Bar Association: to help each other—and, in the process, to uplift their communities.  This too is how Indians become the dominant immigrant company founding group in Silicon Valley.  My research team at Stanford and Duke had documented that, as of 2014, nearly 16% of the startups in Silicon Valley had an Indian founder.  The secret of their success lay in learning and mastering the Valley’s rules of engagement: networking, exchanging ideas, and mentoring.

The lessons that disadvantaged groups can learn from Indian immigrants are to help each other and “pay it forward”.  America shows the world that providing all people with equal opportunity makes a bigger economic pie; that diversity fuels innovation and economic growth.

 

Source: http://www.washingtonpost.com/news/innovations/wp/2015/08/24/indian-immigrants-make-it-obvious-that-the-american-dream-is-alive-and-well/