Giáo dục: Hôm nay và ngày mai

Ngày nay các công ti tiên tiến đang dùng công nghệ để cải tiến năng suất và hiệu năng của họ để cạnh tranh và bành trướng kinh doanh của họ ra toàn cầu. Với hỗ trợ bằng công nghệ thông tin, họ tự động hoá các qui trình của họ, tái kĩ nghệ cấu trúc của họ, và hợp nhất kinh doanh của họ cho hiệu quả và làm tăng lợi nhuận. Họ bắt đầu trong chế tạo rồi chuyển sang văn phòng, nơi nhiều việc làm được chuẩn hoá, tự động hoá và thay thế công nhân lao động bằng robots.

Ngày mai gần như mọi việc làm sẽ yêu cầu tri thức trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) vì những công nhân tri thức này sẽ phục vụ như động cơ để dẫn lái nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên qua việc thay đổi này, những người “ít giáo dục hơn”, người có kĩ năng lao động thủ công không phải là một phần của việc biến đổi sang nền kinh tế tri thức, sẽ bị bỏ lại đằng sau. Đây là vấn đề nghiêm trọng cho nhiều nước vì họ sẽ thấy mức độ thất nghiệp cao hơn, bất bình đẳng thu nhập dâng lên và căng thẳng lao động tăng lên điều đe doạ cho sự ổn định của xã hội.

Ngày nay nhiều nước thấy xu hướng này và có hành động nhanh chóng. Nhưng một số nước giữ thái đội “Đợi và Xem” mà không hiểu rằng với tiến bộ của công nghệ, mọi sự đang xảy ra rất nhanh. Chẳng hạn, mười nghìn năm trước mọi người sống trong thời đại săn bắn hái lượm; họ đã chuyển vào thời đại nông nghiệp quãng tám nghìn năm trước. Rồi họ đã phát minh ra máy móc và chuyển vào thời đại công nghiệp quãng hai trăm năm trước. Nhưng thay đổi đang được tăng tốc từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin chỉ trong năm mươi năm; và bây giờ mọi thứ đang thay đổi ngày càng nhanh hơn. Không có hành động thích hợp, hậu quả có thể là thảm hoạ xã hội và kinh tế. Mười năm trước, Nokia là công ti điện thoại di động lớn nhất mãi cho tới khi iPhone được đưa vào; ngày nay Nokia bị mất đi vì iPhone chi phối thị trường di động. Trong hai mươi năm, máy tính cá nhân đã giúp Microsoft, Intel, và HP là ba công ti công nghệ hàng đầu mãi cho tới khi iPads được đưa vào; ngày nay số bán máy tính cá nhân đã giảm và ba công ti lớn này không còn là kẻ chi phối nữa. Hai năm trước, màn hình phẳng là ti vi bám chạy hàng đầu nhưng ngày nay ti vi màn hình cong với độ phân giải cực cao là hàng đầu. Năm ngoái phần lớn xe hơi có máy tính và Wi-Fi gắn sẵn nhưng sang năm những xe này sẽ có khả năng tự chúng lái tới bất kì chỗ nào người chủ muốn. Trong hai hay ba năm nữa, mọi người sẽ nói chuyện với xe của họ về nơi họ muốn đi, bảo bếp của họ nấu cái gì đó; và bảo máy giặt giặt quần áo của họ bằng công nghệ Internet vạn vật – Internet of Thing (IoT). Chẳng mấy chốc máy với trí tuệ nhân tạo sẽ hiểu mệnh lệnh của bạn và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng.

Ngày nay công nghệ đang thay đổi, tác động và thay thế nhiều thứ, thậm chí thay thế con người bằng robot thông minh. Sự kiện là trong thời đại công nghệ mới này, trí óc được ưa chuộng hơn so với cơ bắp vì phần lớn việc làm yêu cầu các kĩ năng đặc biệt. Nhưng ngày mai xu hướng này sẽ phát triển xã hội thành “hệ thống giai cấp” giữa “người có giáo dục” và “người ít giáo dục” và phần lớn mọi người sẽ bị thách thức về cách họ kiếm sống và cách họ sống cuộc sống của họ. Theo danh sách những người giầu nhất trên thế giới, 85% số họ tới từ khu vực công nghệ và phần lớn trong họ có bằng đại học. Trong số những người ở “giai cấp trung lưu”, gần như tất cả trong họ (88%) có ít nhất một bằng cử nhân. Rõ ràng là giáo dục đại học không còn là thứ xa xỉ mà là sự cần thiết.

Ngày nay giáo dục bị giới hạn vào một số năm trong trường nhưng ngày mai giáo dục sẽ là việc học cả đời. Giáo dục không dừng lại khi một người rời trường nhưng cơ hội cho việc học sẽ sẵn có cho mọi người, trên khắp thế giới, trong suốt cuộc đời họ ở các dạng khác nhau: toàn thời và bán thời, hàn lâm và hướng nghiệp, ngoại tuyến và trực tuyến, trong lớp học và qua Internet, để giúp mọi người học vì họ phải là người học cả đời.

Ngày nay sinh viên học từ sách và thầy, họ ghi nhớ sự kiện để qua các kì thi và được bằng cấp. Ngày mai sinh viên học từ cả thầy và tài liệu trực tuyến. Sinh viên dùng công cụ tìm để thu được tài liệu cần thiết để học vì giáo dục là về khám phá ý tưởng và áp dụng chúng. Họ sẽ nhận được hướng dẫn từ thầy giáo nhưng vai trò của thầy sẽ là huấn luyện, hướng dẫn và hỗ trợ thay vì truyền thụ tri thức. Giáo dục của hôm nay là về phát triển tri thức chung nhưng giáo dục của ngày mai là về thu nhận kĩ năng. Hệ thống giáo dục của ngày nay được cấu trúc như “các lĩnh vực hàn lâm” tách rời nhưng giáo dục của ngày mai được cấu trúc quanh “kĩ năng năng lực” nơi sinh viên được dạy áp dụng tri thức chứ không ghi nhớ chúng. Mô hình giáo dục của ngày nay dựa trên “một cỡ khớp cho tất cả” nơi mọi sinh viên học từ cùng chương trình đào tạo với các lĩnh vực hàn lâm tách rời. Mô hình giáo dục của ngày mai được thiết kế để là “học theo nhịp cá nhân” nơi sinh viên phát triển kĩ năng của họ theo nhịp riêng của họ và tốt nghiệp khi họ hoàn thành danh sách các năng lực.

Hệ thống giáo dục của ngày nay dựa trên truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm nơi chương trình đào tạo được một nhóm các thầy giáo và học giả xây dựng ra. Họ tổ chức chương trình đào tạo thành các phân loại hàn lâm nơi sinh viên được tách ra vào các lĩnh vực độc lập. Hệ thống giáo dục của ngày mai sẽ là việc học và tư duy liên ngành, đặc biệt trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Việc học liên ngành này sẽ hội tụ vào việc đem doanh nghiệp, công nghệ, khoa học và toán học lại cùng nhau để thúc đẩy nhiều phát kiến. Trong mô hình giáo dục mới này, sinh viên sẽ khám phá cách họ học tốt nhất và chọn các con đường học tập đa dạng qua các môn học đặc biệt được thiết kế để giúp cho họ thu được kĩ năng và suy nghĩ về việc học của họ. Sau khi có những kĩ năng chung, sinh viên sẽ chuyển sang pha tiếp nơi họ sẽ trải qua “việc chìm sâu” mạnh mẽ dưới sự hướng dẫn của thầy giáo vào một chương trình học tập đặc biệt nơi họ làm việc trong tổ để phát triển “kỉ luật có cơ sở” cho một khu vực đặc biệt. Pha cuối cùng sẽ thách thức sinh viên chứng tỏ khả năng của họ áp dụng tri thức của họ để giải quyết tình huống thế giới thực.

Đã có những thảo luận về mô hình giáo dục mới trong vài năm qua. Nhiều người thích nó nhưng một số người không thích; điều quan trọng cần hiểu là với tiến bộ của công nghệ, nhiều thứ sẽ thay đổi bất kể liệu mọi người có thích hay không thích. Một nhà kinh tế giải thích: “Thị trường sẽ chỉ đạo tương lai vì mọi người sẽ làm bất kì cái gì họ cần để sống còn.” Sự kiện là không hệ thống giáo dục nào là tốt hơn hệ thống khác nhưng nó phải điều chỉnh theo nhu cầu của xã hội. Các đại học ngày nay phải thay đổi nhanh chóng để hỗ trợ cho nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu nơi mọi thứ đang xảy ra với tốc độ của Internet, nơi doanh nghiệp vận hành 24 giờ và 7 ngày một tuần. Trong môi trường cạnh tranh này, hệ thống giáo dục phải kéo dài ra ngoài lớp học truyền thống và chương trình đào tạo cứng nhắc để hỗ trợ cho việc phát triển xã hội tri thức. Các đại học mà có thể thay đổi nhanh nhất sẽ sống sót và thịnh vượng trong thế giới thay đổi nhanh này.

 

—English version—

 

Education: Today and tomorrow

Today advanced companies are using technologies to improve their productivity and performance to compete and expand their business globally. Supporting by information technology, they automate their processes, reengineer their structures, and consolidated their businesses for efficiency and increase profits. They start in manufacturing then moves to offices, where many jobs are standardized, automated and replaced human workers with robots.

Tomorrow almost all jobs will require knowledge in Science, Technology, Engineering, and Math (STEM) because these knowledge workers will serve as the engine to drive the global economy. However through this change, the “lesser educated” people whose labor skills are not part of the transformation to the knowledge economy will be left behind. This is a serious problem for many countries as they will see higher levels of unemployment, rising income inequality, and increasing labor tensions that threaten social stability.

Today many countries see this trend and take actions quickly. But some countries keep the attitude of “Wait and See” without understand that with the advancement of technology, things are happening very fast. For example, ten thousand years ago people lived in the hunter-gatherer era; they moved to agriculture era in about eight thousand years ago. Then they invented machines and moved to the industrial era about two hundred years ago. But changes are accelerated from industrial era and to Information era in just fifty years; and now everything is changing faster and faster. Without appropriated actions, the consequence can be a social and economic disaster. Ten years ago, Nokia was the largest mobile phone company until the iPhones were introduced; today Nokia is gone as iPhones dominates the mobile market. For twenty years, the personal computer helped Microsoft, Intel, and HP to be the three top technology companies until iPads were introduced; today the sale of personal computers has decreased and the big three companies are no longer the dominants. Two years ago, Flat screen were the top selling TVs but today the curved screen TVs with ultra-high resolution is the top; Last year most cars have computer and Wi-Fi built-in but next year these cars will be able to drive by themselves to wherever the owners want. In the next two or three years, people will talk to their cars about where they want to go, tell their kitchen to cook something; and tell the washing machine to wash their clothes with the Internet of Thing (IoT) technology. Soon machine with artificial intelligent will understand your command and perform tasks accordingly.

Today technology is changing, impacting and replacing many things, even replacing human with intelligent robots. The fact is in this new era of technology, minds are preferred over muscles as most jobs require specialized skills. But tomorrow this trend will develop society into a “class system” between “The educated” and “The lesser educated” and most people will be challenged on how they make a living and how they live their lives. According to the list of the richest people in the world, 85% of them come from the technology areas and most of them have college degrees. Among people in the “middle class”, almost all of them (88%) have at least a bachelor degree. It is clear that a college education is no longer a luxury but a necessity.

Today education is limited to a number of years in school but tomorrow education will be a lifelong learning. Education does not stop when a person leaves the school but the opportunities for learning will be available to everybody, all over the world, throughout their lives in different forms: full-time and part-time; academic and vocational, offline and online, in classroom and over the Internet, to help people learn as they must all be lifelong learners.

Today students learn from books and teachers, they memorize facts to pass exams and get degree. Tomorrow students learn from both teachers and on-line materials. Students use searching tools to obtain the necessary materials to learn because education is about discovering ideas and applying them. They will receive guidance from teachers but the role of teachers will be coaching, guiding and supporting rather than transferring knowledge. Today’s education is about developing general knowledge but tomorrow’s education is about skills acquisition. Today’s education system is structured as separate “academic fields” but tomorrow’s education is structured around “competency skills” where students are taught to apply knowledge not memorize them. Today’s education model is based on “one-size-fits-all” where all students learn from the same curriculum with separated academic fields.Tomorrow’s education model is designed to be a “personal-paced learning” where students develop their skills at their own pace and graduate when they complete the list of competencies.

Today’s education system is based on a tradition that exists for thousand years where curriculum is developed by a group of teachers and scholars. They organize the training program into academic categories where students are separated into independent fields. Tomorrow’seducation system will be a cross-disciplinary learning and thinking, particularly in science, technology, engineering, and math. This cross-disciplinary learning will focus on bringing business, technology, science and math together to foster more innovations. In this new education model, students will discover how they learn best and select various learning paths through specific courses designed to help them acquire the skills and reflect on their learning. After having the general skills, students will move to the next phase where they will go through an intensive “deep dive” under the guidance of teachers to a special learning program where they work in teams to develop “discipline-based” on specific area. The final phase will challenge students to demonstrate their ability to apply their knowledge to solve the real world situation.

There were discussions about the new education model in the past few years. Many like it but some do not; it is important to understand that with the advancing of technology, many things will change regardless whether people like it or not. An economist explained: “The market will dictate the future as people will do whatever they need to survive.” The fact is no education system is better than the others but it must adjust to the need of the society. Today universities must change quickly to support the need of the global economy where everything is happening at the speed of the Internet, where business is operated 24 hours and 7 days a week. In this competitive environment, education system must extend beyond the traditional classroom and rigid curriculum to provide the best training programs that produces knowledgeable graduates to support the development of a knowledge society. Universities that can change fastest will survive and thrive in this fast changing world.