Theo nhiều báo cáo, số gian lận của sinh viên đang tăng lên trong các đại học toàn thế giới. Từ Mĩ, Anh, Pháp, Đức tới Ấn Độ, Trung Quốc và Australia đã có nhiều trường hợp gian lận trong nhà trường. Ngay cả các trường danh tiếng như Harvard, Stanford và Princeton cũng thấy rằng nhiều người trong các sinh viên của họ đã gian lận. Mặc dầu các trường này sẽ không nói bao nhiêu sinh viên đã bị kỉ luật vì gian lận nhưng năm ngoái đã có trên 500 sinh viên bị đuổi học khỏi các đại học này. Vài tháng trước, Harvard nói rằng hơn 100 sinh viên đã bị điều tra về ăn cắp ý khi làm câu trả lời trong bài thi chung kết. Theo định nghĩa, ăn cắp ý là sao chép công trình của ai đó khác làm của riêng bạn mà không trích dẫn nguồn. Nó có hậu quả nghiêm trọng nhưng vấn đề là sinh viên không nghĩ ăn cắp ý là gian lận chút nào. Một sinh viên nói: “Em không sao chép từ sinh viên khác, em có được câu trả lời từ Internet và không có gì sai với việc đó.” Sự kiện là phần lớn các trường hợp ăn cắp ý có thể tránh được bằng việc trích dẫn nguồn như các phát biểu lưu ý rằng tài liệu nào đó đã được mượn từ ai đó. (như, tác giả hay bài báo trên Internet v.v. với đường link để thấy nguồn đó là chấp nhận được.)
Donald L. McCabe, đồng tác giả của cuốn sách “Gian lận ở đại học” đã định nghĩa gian lận là việc sao chép tài liệu mà không có trích dẫn đúng, thư mục tài liệu, lấy câu hỏi thi trước, bài tập về nhà có cộng tác, nộp bài do người khác làm, và dùng các ghi chú trong khi thi. Ông ấy cũng thấy rằng thói quen gian lận trong các sinh viên đại học phát triển từ trước khi vào đại học, thường ở trường phổ thông; và hơn 2/3 số sinh viên đại học báo cáo có tham gia vào hình thức gian lận nào đó.
Khi dạy học ở châu Á, tôi nghe nói nhiều về các phàn nàn của giáo sư rằng sinh viên ngày nay không xấu hổ khi họ thường xuyên gian lận. Một giáo sư gọi nó là “Bệnh hàn lâm lan toả nhanh.” Trong thảo luận với họ, tôi giải thích quan điểm của tôi: “Gian lận không mới; sinh viên đại học đã từng gian lận trong nhiều năm nhưng thay vì phàn nàn về họ, câu hỏi của tôi là làm sao chúng ta có thể giúp sinh viên không gian lận? Lí do để sinh viên gian lận là họ muốn qua được kì thi, nếu chúng ta không đo họ bằng bài thi thì gian lận sẽ dừng lại. Trong lớp của tôi, tôi cho sinh viên đã không làm tốt trong bài thi một cơ hội thứ hai để làm lại bài thi. Cách nhìn của tôi không phải là đánh trượt họ mà phải chắc rằng họ học và học lại cho tới khi họ thực sự biết về tài liệu. (Xem blog của tôi về cơ hội thứ hai.) Đó là lí do tại sao sinh viên hiếm khi gian lận trong môn của tôi vì không có lí do để gian lận.”
Lúc bắt đầu lớp, tôi giải thích rõ ràng tại sao điều quan trọng với họ là học và phát triển kĩ năng của họ. Tôi yêu cầu họ trung thực với bản thân họ vì đó là một phần của việc trưởng thành là người có trách nhiệm cho bản thân họ, cho xã hội của họ và đất nước họ. Gian lận có thể giúp cho họ qua được kì thi và thậm chí có được bằng cấp nhưng không có tri thức và kĩ năng họ sẽ không đi xa trong nghề nghiệp của họ. Nếu họ gian lận, họ sẽ phải tiếp tục gian lận và có thể thường xuyên sống trong sợ hãi bị phát hiện rằng họ gian lận v.. Về căn bản với gian lận ở trong trường, tự họ gian lận một cơ hội để học. Tôi giải thích cho họ rằng họ có cơ hội thứ hai để học, nếu vì bất kì lí do gì họ không học tốt trong kì thi, nhưng họ phải học cho bản thân họ và cho tương lai của họ. Tôi giải thích rằng công việc hàn lâm giống như xây nhà, từng viên gạch một, khi từng lớp là một viên gạch mà họ sẽ xây dựng lên trên lớp khác. Điều quan trọng là họ xây dựng nhà riêng của họ trên những viên gạch vững chãi, nếu không ngôi nhà sẽ đổ sụp, và đó là nhà của họ, không phải là nhà của ai đó khác.
Tôi cũng giải thích khác biệt giữa cộng tác và câu kết. Cộng tác là làm việc cùng với người khác trong một tổ và điều đó được thầy giáo cho phép. Tổ tuân theo các chỉ dẫn được thầy cho khi họ cộng tác trên dự án của lớp. Thành viên tổ chia sẻ ý tưởng và thảo luận tài liệu môn học với người khác nhưng từng người phải thực hiện công việc riêng của họ tương ứng với vai trò và trách nhiệm được phân công. Câu kết là làm việc với người khác khi điều đó là không được thầy giáo cho phép. Sinh viên chia sẻ công việc hay sao chép của người khác nhưng để cho thầy giáo tin rằng công việc được làm một cách cá nhân. Trong kiểu câu kết này, một số sinh viên có thể làm hầu hết công việc trong khi người khác làm rất ít, do đó không học mấy.
Tôi cũng giải thích khác biệt giữa nguỵ tạo và xuyên tạc. Nguỵ tạo là tô điểm dữ liệu về nghiên cứu hay kết quả như “viết mã cứng” cho cái ra của chương trình sánh đúng với kết quả mong muốn cho dù chương trình không làm việc. Xuyên tạc là thay đổi kết quả để làm cho nó phù hợp với cái gì đó như bắt đầu từ kết quả mong đợi và làm việc đi ngược lại để cho nghiên cứu có vẻ ấn tượng. Một số sinh viên nguỵ tạo điểm nhà trường, kết quả kiểm tra và học bạ khi xin việc làm với hi vọng rằng họ có thể có được đề nghị tốt hơn. Điều họ không biết là nếu họ bị bắt hay khi công ti tìm ra về sau, họ sẽ bị sa thải. Với nhiều thông tin sẵn có ngày nay, cơ hội bị bắt là cao hơn nhiều so với họ nghĩ. Chẳng hạn trong năm 2013, Annette Schavan, Bộ trưởng giáo dục Đức đã bị phát hiện nguỵ tạo luận văn tiến sĩ của bà ấy từ 32 năm trước. Bà ấy bị đuổi, và bằng tiến sĩ của bà ấy bị thu hồi. Vài tháng trước đó, Karl Guttenberg, Bộ trưởng quốc phòng Đức cũng bị tìm ra xuyên tạc dữ liệu trong luận án tiến sĩ của ông ấy và bỏ đi trong nhục nhã
Về căn bản, với gian lận sinh viên không học được cái gì. Họ gây bất lợi cho bản thân họ và mọi người phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ. Tưởng tượng bạn được điều trị bởi một bác sĩ đã gian lận theo cách của ông ta trong trường thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ thực hiện giải phẫu cho bạn hay người trong gia đình bạn? Bằng việc cho phép gian lận xảy ra, bạn tạo ra tình huống nơi không trung thực được coi là chuyện bình thường. Khi sinh viên gian lận trong trường, họ sẽ gian lận trong công việc và việc không trung thực này lan toả trong toàn xã hội thì cái gì sẽ xảy ra? Tưởng tượng một xã hội mà không ai tin cậy người khác thì sao? Tưởng tượng một xã hội mà mọi người đều không trung thực thì sao?
—English version—
Cheating in school
According to several reports, the number of students’ cheating is increasing in universities worldwide. From the U.S, UK, France, Germany to India, China and Australia there were many cases of school cheatings. Even prestigious schools like Harvard, Stanford and Princeton also found that many of their students were cheating. Although these schools would not say how many students had been disciplined for cheating but last year there were over 500 students were dismissed from these universities. Few months ago, Harvard said that more than 100 students were being investigated for plagiarizing answers on the final exam. By definition, plagiarize is the copy of someone else’s work as your own without citing the source. It has serious consequence but the problem is students do not think plagiarism is cheating at all. A student said: “I did not copy from other students, I get the answer from the Internet and there is nothing wrong with it.” The fact is most cases of plagiarism can be avoided by citing the sources such as a note states that certain material has been borrowed from someone. (i.e., an author or an article on the Internet etc. with the link to find that source is acceptable.)
Donald L. McCabe, the co-author of the book “Cheating in College” defined cheating as copying material without proper citation, padding bibliographies, getting exam questions in advance, collaborative homework, turning in paper done by others, and using notes during exams. He also found that cheating habits among college students develop prior to arriving at college, usually in high school; and more than 2/3 of college students report in engaging in some form of cheating.
When teaching in Asia, I heard a lot of professors’ complains that today’s students have no shame as they cheat often. One professor called it “The academic disease that is spreading fast.” During the discussion with them, I explained my view: “Cheating is not new; college students have been cheating for years but instead of complaining about them, my question is how we can help students not to cheat? The reason that students cheat is they want to pass exams, if we do not measure them by exams then the cheating would stop. In my class, I give students that did not do well in exam a second chance to retake the exam. My view is not to fail them but make sure that they learn and re-learn until they really know the materials. (See my blog on second chance.) That is why students rarely cheat in my course because there is no reason to cheat.”
At the beginning of the class, I clearly explain why it is important for them to learn and develop their skills. I ask them to be honest with themselves because it is part of growing up to be responsible person for themselves, for their society and their country. Cheating may help them to pass exams and even get a degree but without knowledge and skills they will not go far in their career. If they cheat, they will have to continue to cheat and may constantly live in fear of being discovered that they cheat etc. Basically by cheating in school, they cheat themselves an opportunity to learn. I explain to them that they do have a second chance to learn, if for whatever reason they do not do well in the exam, but they must study for themselves and for their future. I explain that academic work is like building a house, brick by brick, as each class is one brick that they will build upon another. It is important that they build their own house on solid bricks, else the house will fell apart, and it is their house, not someone else’s house.
I also explain the difference between collaboration and collusion. Collaboration is working together with others in a team and it is permitted by teachers. The team follows instructions given by the teachers as they collaborate on class project. Team members share ideas and discuss course materials with others but each should perform their own work according to the assigned roles and responsibilities. Collusion is working with others when it is not allowed by teachers. Students share the works or copy others but let teachers believe that the work is done individually. In this type of collusion, some students may do most of the work while others do very little, therefore do not learn much.
I also explain the difference between fabrication and falsification. To fabricate is to make-up data on research or results such as “hard code” the outputs of a program to match desired results even the program does not work. To falsify is to change the results to make it more favorable to something such as begin from expected results and working backwards so the research looks impressive. Some students falsifying school records, test results and transcripts when applying for job with the hope that they can get better offers. What they do not know is if they get caught or when the company find out later, they will be dismissed. With many information are available today, the chance to get caught is much higher than they think. For example in 2013, Annette Schavan, Germany’s Education Minister was found plagiarized her PhD dissertation 32 years ago. She was fired, and her doctorate degree was revoked. Few months earlier, Karl Guttenberg, German Defense Minister was also found to falsified data in his doctoral dissertation and quit in disgrace.
Basically, by cheating students do not learn anything. They penalize themselves and everyone who depends on their knowledge and skills. Imagine you are treated by a doctor who cheated his way through school? What will happen if the doctor performs surgery on you or your family members? By allow cheating to happen, you create situation where dishonesty is consider a normal thing. When students cheat in school, they will cheat at work and this dishonesty spread into the whole society then what will happen? Imagine a society that no one trusts others? Imagine a society where everybody is dishonest?