Thầy giáo như người tạo hoàn cảnh học tập

Một thầy giáo hỏi tôi: “Nếu tôi không dạy, làm sao tôi biết rằng sinh viên đã học mọi tài liệu được yêu cầu cho môn học.” Tôi hỏi anh ta: “Thầy có nghĩ bằng việc đọc bài giảng, sinh viên sẽ học mọi thứ mà thầy dạy không?” Phần lớn chúng ta đều lớn lên với phương pháp nghe bài giảng cho nên chúng ta quen thuộc với nó và một số trong chúng ta tin rằng đó là cách duy nhất để dạy vì sinh viên không thể học tài liệu môn học theo cách riêng của họ được. Tuy nhiên lớp học ngày nay không phải là hệt như hai mươi năm trước và sinh viên ngày nay không phải là cùng loại như thời khi chúng ta là sinh viên. Ngày nay sinh viên tích cực hơn và dễ dàng bị sao lãng bởi những thứ khác cho nên phương pháp dạy phải thay đổi để hiệu quả hơn.

Với phương pháp “Học qua hành”, thầy giáo chỉ giảng chút ít, chỉ chữa những sai lầm và quan niệm sai. Phần còn lại của thời gian trên lớp dành cho thảo luận nhóm và làm việc về giải quyết vấn đề. Nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng nếu sinh viên đã đọc và học tài liệu trước khi họ tới lớp. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, sinh viên nên được cho mục tiêu được viết rõ ra cho từng tuần và được cho việc truy nhập vào tài liệu đọc tốt, để cho họ có thể tự dạy cho mình mọi khái niệm cơ sở trước khi tới lớp. Bằng việc cho phép sinh viên thảo luận giữa họ, họ học tốt hơn cho nên thầy giáo không cần đọc bài giảng nhiều. Thay vì nói ‘Vòng đời phần mềm bao gồm các pha sau …” và đợi trong khi sinh viên chép nó vào vở của họ, thầy giáo nên hỏi: “Có bao nhiêu pha trong vòng đời phát triển phần mềm và chúng là gì?” Khi sinh viên đáp lại, thầy giáo có thể hỏi: “Có đúng hay không?” và để cho người khác trả lời hay giải thích thêm. Thầy giáo cũng hỏi: “Tại sao pha yêu cầu đi trước pha viết mã? Sao chúng ta cần tuân theo trình tự nào đó?” Những câu hỏi này sẽ thăm dò sâu hơn chút ít để cho sinh viên hiểu rõ hơn. Bằng liên tục hỏi thay vì đọc giảng, thầy giáo có thể làm cho lớp tương tác và sống động hơn và sinh viên sẽ học nhiều hơn chỉ là nghe thụ động.

Để giúp cho sinh viên học tài liệu môn học theo cách của họ, thầy giáo nên tạo ra danh sách các nhiệm vụ đọc trước khi lên lớp, thông tin mà sinh viên sẽ dùng trong lớp, và nhiều vấn đề, bao gồm cả câu hỏi kiểm tra từ năm trước để cho họ có thể kiểm tra lẫn nhau. Tài liệu bao gồm những câu hỏi nội dung cơ bản, như “liệt kê mọi pha của vòng đời phát triển phần mềm.” Lớp bắt đầu với một tổng quan về chủ đề, một bộ câu hỏi ngắn và việc trả lời nếu sinh viên có cái gì họ muốn hỏi; thế rồi một phần giảng ngắn về những khái niệm khó mà sinh viên cần biết trước khi thảo luận trên lớp. Thầy giáo có thể lựa chọn một sinh viên lãnh đạo thảo luận bằng việc hỏi anh ta câu hỏi như: “Tại sao chúng ta cần hoàn thành yêu cầu trước khi viết mã? Sao không viết mã trước rồi lo chuyện yêu cầu sau?”

Ngày nay trao đổi, trình bày, làm việc tổ và thảo luận lớp là những kĩ năng mềm quan trọng mà sinh viên phải có. Họ phải học cách tổ chức ý nghĩ của họ, cấu trúc thảo luận để thúc đẩy học hợp tác bằng việc tham dự lớp đều đặn và tham gia tích cực. Bằng việc làm điều đó, họ sẽ phát triển kĩ năng mềm tốt hơn và đồng thời học kĩ năng kĩ thuật. Và bằng việc để cho mọi người trong họ học tích cực cùng nhau qua thảo luận, họ sẽ không chán hay bị sao lãng bởi tin nhắn hay emails trong thời gian lớp học.

Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều thầy giáo quan tâm tới năng lực của sinh viên vì sinh viên châu Á KHÔNG quen với phương pháp này. Phần lớn các sinh viên đều không tích cực trong lớp vì họ muốn được dạy thay vì tự họ học. Tất nhiên, sinh viên thích được dạy bằng việc nghe bài giảng và ghi chép, hay ít nhất nhiều người trong số họ thích. Đó là cách dễ dàng hơn cho họ và cho thầy giáo. Nhưng họ CẦN tự mình học “cách học” và họ sẽ không học điều đó chừng nào chúng ta chưa nói cho họ rằng họ phải đọc trước khi lên lớp, họ phải phát triển thói quen tự học, thái độ học cả đời bởi vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và họ phải giữ cho kĩ năng của họ được hiện thời bằng việc đọc và học theo cách riêng của họ. Tất nhiên, điều đó là KHÔNG dễ nhưng liệu có cách nào khác tốt hơn để học không? Tôi nghĩ các thầy thỉnh thoảng quên mất rằng sinh viên không chỉ cần tài liệu, họ cũng học ra quyết định về điều họ cần biết và làm sao họ sẽ thu được tri thức đó. Vấn đề là hệ thống giáo dục châu Á vẫn đang hội tụ vào nuôi dưỡng và bảo vệ sinh viên mà KHÔNG dạy cho họ là người học độc lập; nhiều sinh viên không có ý tưởng nào về thế giới toàn cầu đã thay đổi nhanh chóng trong hai mươi năm qua và họ cần cái gì để sống còn trong thế giới cạnh tranh này. Nhiều người vẫn đang sống cùng bố mẹ và không có khả năng độc lập; đó là lí do tại sao nhiều người không thể vượt qua được các chướng ngại vì một số người không đủ năng nổ để tạo ra việc sống riêng của họ một cách độc lập.

Mùa hè trước khi tôi dạy ở Trung Quốc, tôi hỏi lớp tôi: “Tại sao các em học Khoa học máy tính?” Câu trả lời thông thường nhất là: “Vì bố mẹ em muốn em học.” Và câu trả lời thông thường thứ hai là: “Nó có thể cho em việc làm tốt.” Khi tôi hỏi: “Em có biết cách kiếm việc làm tốt không?” câu trả lời thông thường là: “Em có bằng trong Khoa học máy tính.” Thế rồi tôi nêu ra câu hỏi: “Nhưng tại sao nhiều sinh viên cũng có bằng Khoa học máy tính nhưng không thể kiếm được việc làm?” Lớp im lặng khi tất cả họ nhìn nhau vì không ai muốn trả lời. Về sau ai đó nói: “Họ không may.” Thế rồi tôi hỏi: “Em có cho rằng em may mắn và bằng việc có bằng cấp, em sẽ có việc làm tốt không?” Lần nữa, cả lớp im lặng trong một lúc khi họ nhìn tôi để chờ câu trả lời. Tôi hỏi: “Em có biết làm sao các công ti như Google hay Microsoft đang tìm khi nào họ thuê người tốt nghiệp không?” Lớp lại rất im lặng. Tôi hỏi: “Có hàng nghìn người xin việc có bằng cấp khoa học máy tính nhưng tại sao chỉ vài người được chọn?” Điều đó cuối cùng dẫn tới thảo luận về tri thức và kĩ năng, cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm khi chúng tôi dành toàn bộ thời gian của lớp cho chủ đề này. Rồi tôi giải thích cho họ về phương pháp mới, điều tôi mong đợi từ họ và điều tôi sẽ làm trong lớp. Đến buổi lên lớp thứ hai, phần lớn sinh viên đều sẵn sàng theo chỉ dẫn mới và sẵn lòng học tài liệu trước khi tới lớp. Không dễ dàng thay đổi thói quen vì có nhiều vấn đề mà tôi phải giải quyết nhưng đến cuối phiên mùa hè, phần lớn sinh viên bảo tôi rằng họ đã học được nhiều hơn mong đợi. Quan điểm chung là: “Lớp của thầy thật vui, tất cả chúng em đều thích nó.”

Nhiều thầy giáo vẫn tin tâm trí sinh viên là tờ giấy trắng mà họ có thể viết mọi thứ lên nó nhưng ngày nay với Internet và động cơ tìm kiếm như Google hay Bing, sinh viên có thể biết nhiều hơn điều thầy giáo nghĩ. Khi dạy, nhiều thầy giáo giả định rằng sinh viên không biết gì nên họ dành mọi thời gian để giảng giải mà không biết liệu sinh viên có học hay không. Rồi họ đo tri thức của sinh viên bằng bài kiểm tra được thực hiện nơi một số sẽ làm tốt và một số có thể không. Phần lớn bài kiểm tra đều dựa trên việc ghi nhớ tài liệu thay vì áp dụng tri thức cho nên sinh viên phải ghi nhớ nhiều nhất có thể được. Nếu họ quên cái gì đó ở bài kiểm tra, họ trượt. Về căn bản bài kiểm tra chỉ là một cách đo việc ghi nhớ nhưng không đo sinh viên học được bao nhiêu. Làm sao chúng ta thay đổi được giả định sai này? Bằng việc tin rằng sinh viên có thể học tài liệu theo cách riêng của họ, thầy giáo sẽ hội tụ nhiều hơn vào việc áp dụng tri thức của họ, thúc đẩy kĩ năng và thái độ mà sinh viên cần để trở thành người học cả đời tự định hướng và việc của thầy giáo là tạo điều kiện cho quá trình học tập thay vì truyền thụ tri thức. Như thế và chỉ như thế lớp học sẽ là một chỗ tương tác nơi thông tin được thay đổi với mọi sinh viên tham gia tích cực bởi vì họ tất cả đều có năng lực học độc lập.

 

—English version—

 

Teachers as learning facilitators

A teacher asked me: “If I do not lecture, how do I know that students have learned all materials required for the course.” I asked him: “Do you think by lecturing, students will learn everything that you teach?” Most of us are growing up with lecturing method so we are familiar with it and some of us believe that it is the only way to teach as students cannot learn the course’s materials on their own. However classroom today is not the same as twenty years ago and students today are not the same as the time when we were students. Today students are more active and easily get distracted by other things so the teaching methods must change to be more efficient.

With “Learning by doing” method, teachers only lecture a little bit, only to correct mistakes and misconceptions. The rest of the class time is for group discussion and working on solving problems. But this method only works if students have read and learned the materials before they come to class. Based on my experience, students should be given a well-written objectives for each week and given access to good reading materials, so they can teach themselves the all the basic concepts before come to class. By allowing students to discuss among themselves, they learn better so teachers do not need to lecture much. Instead of saying ‘The software Lifecycle consist of the following phases …” and wait while students write it down on their notes. Teachers should ask: “How many phases are there in the software development lifecycle and what are they? When student’s response, teachers could ask: “Is it correct or not?” and let others to answer or explain further. Teachers also ask: Why the requirements phase is ahead of the coding phase? Why do we need to follow certain sequence?” these questions will probe little deeper for better understanding. By continue to ask questions instead of lecturing, teachers can make the class more interactive and lively and students will learn more than just passively listening.

To help students learn course materials on their own, teachers should create a list of pre-class reading assignments, information that students will be using during class, and lots of problems, including test questions from the past years so they can test themselves. The materials include basic content questions, such as “list all the phases of the software development lifecycle.” Class begins with an overview of the topic, a short questions and answers if students have anything that they want to ask; then a short lecture on the difficult concepts that students need to know before class discussion. Teachers could select a student to lead the discussion by asking him some question such as: “Why do we need to complete requirements before coding? Why not code first then worry about requirements later?”

Today communication, presentation, teamwork and classroom discussion are important soft-skills that students must have. They must learn how to organize their thought, structure discussion to promote cooperative learning by attending class regularly and actively participate. By doing that, they will develop better soft-skills and at the same time learn technical skills. And by having all of them actively learning together by discussion, they will not get bored or being distracted by text messages or emails during class time.

When I teach in Asia, many teachers are concerned about students’ capabilities as Asian students are NOT familiar with this new method. Most students are not active in class as they want to be taught rather than learning by themselves. Of course, students like to be taught by listen to lecture and take note, or at least many of them do. It is easier that way for them and for teachers. But they NEED to learn “how to learn” by themselves and they will not learn that unless we tell them that they must read before coming to class, they must develop a self-learning habit, a lifelong learning attitude because technology changes fast and they must keep their skills current by reading and learning on their own. Of course, it is NOT easy but is there another better way to learn? I think teachers sometimes forget that students not only need to learn the material, they must also learn to make decisions about what they need to know and how they will acquire that knowledge. The problem is Asian education system is still focusing on nurturing and protecting students but NOT teaching them to be independent learners; many students have no idea what the global world has changed rapidly in the past twenty years and what they need to do to survive in this competitive world. Many are still living with parents and not capable of being independent; that is why many cannot overcome obstacles as some are not aggressively enough to make their own living independently.

Last summer when I taught in China, I asked my class: “Why do you study Computer Science?” The most common answers were: “Because my parents want me to.” And the next common answers were: “It can get me a good job.” When I asked: “Do you know how to get a good job?” the common answers were: “I have a degree in Computer Science.” Then I raised the question: “But why many students who also have Computer Science degree but cannot get a job?” the class was silent as they all looked at each other as no one would want to answer. Later some said: “They are not lucky.” Then I asked: “Do you think that you are lucky and by having a degree, you will get a good job?” Again, the class was silent for a while as they looked at me for an answer. I asked: “Do you know how companies like Google or Microsoft are looking for when they hire graduates?” The class was again very quiet. I asked: “There are thousands of computer science degreed applicants but why only few were selected?” It eventually led to the discussion of knowledge and skills, both technical skills and soft-skills as we spend the entire class on this subject. Then I explained to them on the new teaching method, what I expected from them and what I would do in the class. By the second class, most students were ready to follow the new instruction and willing to learn materials before coming to class. It was not easy to change habit as there were many issues that I had to solve but by the end of the summer session, most students told me that they have learned much more than expected. The common view was: “Your class was fun, we all like it.”

Many teachers still believe students’ mind is a blank sheet of paper where they can write things to it but today with the Internet and search engines like Google or Bing, students may know more than what teachers think. When teaching, many teachers assume that students know nothing so they spend all their time for lecturing without knowing whether students are learning or not. Then they measure students’ knowledge by given tests where some will do well and some may not. Most tests are based on the retention of materials rather than the application of the knowledge so students must memorize as much as possible. If they forget something on the test, they fail. Basically the test is only a measurement of memorization but not on how much students’ learn. How do we change this false assumption? By believe that students can learn the material on their own, teachers will focus more on the application of their knowledge, foster the skills and attitudes that students need to become self-directed life-long learners and the teacher’s job is to facilitate the learning process rather than transmitting the knowledge. Then and only then classroom will be an interactive place where information are exchanged with all students participate actively because they are all capable of independent learning.