Thảo luận trên lớp

Một giáo sư nói với tôi: “Tôi không thích phương pháp dạy mới để học sinh thảo luận trong lớp. Họ ở đó để học và họ phải nghe điều tôi dạy chứ. Cho phép học sinh thảo luận trong lớp làm phí thời gian vì tôi không thấy ích lợi nào trong việc làm điều đó.”

Tôi có thể hiểu tại sao một số người hoài nghi về phương pháp dạy mới vì thói quen cũ không dễ đổi. Câu hỏi của tôi là làm sao giáo sư biết được liệu học sinh có học được gì không khi thầy chỉ đọc bài giảng? Làm sao giáo sư biết liệu học sinh đang nghe, đang học hay gửi nhắn tin, đọc emails, chơi trò chơi máy tính trong máy tính hay điện thoại di động của họ? Việc dạy KHÔNG chỉ là đọc bài giảng mà còn là động viên học sinh học và thu nhận tri thức bằng bất kì phương tiện nào có thể có.

Ngày nay phần lớn các sinh viên đều rất tích cực. Họ KHÔNG muốn ngồi im lặng và nghe chút nào nữa. Để động viên việc học tập, bạn cần phương pháp khác. Tôi thấy rằng học sinh ưa thích thảo luận trên lớp và đôi khi thảo luận trực tuyến sau lớp. Có hai kiểu học sinh: Kiểu thứ nhất chỉ nghe để thu nhận ý tưởng và khi họ thảo luận, họ chỉ muốn chắc rằng ý tưởng của họ là đúng vì họ học những điều có thể có trong bài thi. Kiểu này về căn bản là “người học nông”, chỉ học đủ để qua môn học. Kiểu thứ hai tham gia vào thảo luận để phát triển ý tưởng hay dùng các ý tưởng của người khác để cải tiến tư duy của riêng họ. Họ thường thách thức các ý tưởng, hỏi các câu hỏi để làm sáng tỏ hiểu biết của họ rồi đưa ra hiểu biết đầy đủ hơn. Kiểu này thực sự là “người học sâu” thu nhận tri thức để được dùng khi họ cần.

Không phải tất cả học sinh đều hiểu việc học qua thảo luận trên lớp. Một số tin đó là cái gì đó giáo sư yêu cầu họ thực hiện để lấp đầy thời gian. Số khác nghĩ giáo sư có thể không có thời gian chuẩn bị cho nên họ thay thế bằng việc có buổi thảo luận. Rất ít người biết rằng chuẩn bị cho thảo luận trên lớp yêu cầu nhiều thời gian và công sức hơn đọc bài giảng. Để tránh hiểu lầm, tôi thường giải thích tại sao thảo luận các ý tưởng làm dễ dàng cho việc học hơn chỉ nghe bài giảng. Tôi bao giờ cũng đặt mục đích học tập, giải thích mong đợi của tôi, và điều sinh viên có thể hoàn thành sau mỗi thảo luận.

Tôi thường bắt đầu thảo luận bằng việc nêu ra vấn đề hay câu hỏi, cho phép một số học sinh giải quyết hay trả lời rồi yêu cầu lớp thảo luận về ý tưởng giải pháp của họ. Khi học sinh đang thảo luận, tôi viết các ý tưởng then chốt của họ lên bảng hay vào laptop của tôi nối với máy chiếu để cho học sinh có thể thấy điều tôi viết ra. Tôi thích động viên học sinh để thách thức ý tưởng hay giải pháp để cho thảo luận có thể đi nhiều vào chiều sâu. Đến cuối, học sinh có thể đi tới hiểu biết đầy đủ về toàn bộ vấn đề. Khi thảo luận xong, tôi bao giờ cũng cho học sinh vài phút để ghi chép lại những ý tưởng quan trọng tới trong thảo luận. Để đảm bảo rằng học sinh có học, tôi thường hỏi lại họ trong buổi lên lớp tiếp và hỏi liệu ai còn có ý kiến khác mà họ muốn chia sẻ không. Để thiết lập thảo luận có trật tự, tôi đặt ra rõ ràng các qui tắc cho lớp như: Học sinh phải nghe người đang nói; chỉ một người nói vào mỗi lúc; không ngắt lời hay cười trong thảo luận; và mọi người phải tham gia – không ngoại lệ. Nếu không ai tình nguyện nói, tôi sẽ gọi từng học sinh theo tên.

Với lớp kích cỡ lớn hơn, tôi yêu cầu từng học sinh quay sang học sinh ngồi cạnh mình để thảo luận trong 2 phút để cho mọi người có thể bày tỏ ý tưởng riêng của mình. Sau rốt, từng đôi được nhóm lại với đôi khác thành một tổ bốn người để tiếp tục thảo luận thêm vài phút nữa. Từng tổ bốn người có thể được gộp nhóm thành tổ tám người để cho thảo luận có thể trở nên sinh động hơn. Tôi thấy rằng tám người là kích cỡ tối đa tổ có thể còn vẫn rất năng suất. Ở bước cuối cùng, một đại diện của tổ được yêu cầu chia sẻ ý nghĩ của họ với cả lớp và đây là bắt đầu thảo luận lớp giữa các tổ. Kĩ thuật này là hiệu quả để có đáp ứng nhanh chóng từ học sinh. Nó cho phép học sinh đưa ra các ý tưởng cho tới khi bạn bảo họ dừng lại và điều đó cho phép học sinh có cơ hội học tập lẫn nhau. Bằng việc có thảo luận tổ, học sinh có thể sinh ra nhiều ý tưởng trong một khoảng thời gian đã cho. Tất nhiên, tôi giám sát lớp để đảm bảo sự tham gia bình đẳng xảy ra.

Trong hầu hết các môn học của tôi, điểm tham gia là 30% của tổng điểm. Bằng việc thực hành thảo luận trên lớp, học sinh học về việc nói cho đông người nghe, tổ chức mọi thứ một cách nhanh chóng, lắng nghe người khác, thương lượng các ý tưởng then chốt, phân tích tình huống và hành động nhanh, và cuối cùng thu được tự tin hơn vào khả năng của họ để làm chủ “kĩ năng mềm” và tri thức về chủ đề của họ.

 

—-English version—-

 

Class discussion

A professor told me: “I do not like the new teaching method of having student discussion in class. They are there to learn and they should listen when I am lecturing. Allowing students to discuss in class is a waste of time as I do not see any benefits in doing it”.

I can understand why some people are cynical about the new teaching method as old habit is not easy to change. My question is how does a professor know whether students learn anything when he is just lecturing? How does a professor know whether students are listening, learning or sending text messages, reading emails, playing computer games in their laptops or smart phones? Teaching is NOT just lecturing but also encouraging students to learn and to acquire knowledge by any possible mean.

Today most students are very active. They do NOT want to sit quietly and listen anymore. To encourage learning, you need different method. I found that students prefer class discussion and sometime online discussion after class. There are two types of student: The first type only listens to acquire ideas and when they discuss, they just want to make sure that their ideas are correct as they are learning the things that could be on the test. This type is basically the “surface learner”, just learn enough to pass the course. The second type engages in discussion to develop ideas or using ideas of others to improve their own thinking. They often challenge the idea, asking questions to clarify their understanding then come out with a more complete understanding. This type is really the “deep learner” that have acquire the knowledge to be used whenever they need.

Not all students understand the learning through class discussion. Some believe it is something professors ask them to do just to fill up time. Other think professors may not have time to prepare a lecture so they substitute by having a discussion instead. Very few would know that preparing a class discussion requires much more time and efforts than a lecture. To avoid any misunderstanding, I often explain why discussing ideas makes it easier to learn than just listen to a lecture. I always set the learning objectives, explain my expectations, and what students can accomplish after each discussion.

I often start the discussion by raising a problem or question, allow some students to solve or answer then ask the class to discuss on their solution ideas. When students are discussing, I write their key ideas on the board or on my laptop connects to a projector so students can see what I wrote. I like to encourage students to challenge the ideas or the solutions so the discussion can go much in depth. In the end, students can come up with a complete understanding of the total issues. When it is over, I always give students few minutes to take notes on important ideas that came up during the discussion. To ensure that students do learn, I often ask them again in the next class and ask whether anyone has different ideas that they want to share. To establish an orderly discussion, I clearly set rules for the class such as: Student must listen to the person who is speaking; Only one person speaks at a time; No interruption or laughing during discussion; and everyone must participate – No exception. If no one volunteer to speak, I will call each student by name.

For larger size class, I ask each student to turn to a student sitting next to them to discuss for 2 minutes so everyone can express their particular idea. Afterward, each pair is grouped with another pair into a team of four to continue the discussion for another few minutes. Each team of four can be grouped into a team of eight so the discussion can turn more lively. I found that eight is the maximum size team that can still be very productive. In a final step, a representative of the team is asked to share their thoughts with the entire class and this is the beginning of class discussion among teams. This technique is effective to get quick responses from students. It allows students to offer ideas until you tell them to stop and it allows students the opportunity to learn from each others. By having team discussion, students can generate many ideas in a given amount of time. Of course, I monitors the class to ensure equal participation is taking place.

In most of my course, participation grade is about 30% of total grade. By participate in class discussion, students learn about public speaking, organize things quickly, listening to others, negotiate key ideas, analyze situation and act fast, and eventually gaining more confidence in their ability to master the “Soft-skills” and their knowledge on the subject.