Cải tổ di trú của Mĩ

Từ 11/9/2001, Mĩ đã thắt chặt chính sách di trú của mình, gây ra khó khăn cho sinh viên nước ngoài ở lại Mĩ sau khi họ tốt nghiệp. Trong những năm gần đây, chính sách di trú “đóng cửa” này đã bị chỉ trích bởi nhiều chính khách và được thị trưởng New York Mayor Michael Bloomberg mô tả là “tự tử quốc gia” đi đào tạo những công nhân giỏi nhất rồi để họ trở về nước họ và cạnh tranh với Mĩ.

Năm ngoái, quốc hội Mĩ đã đề nghị việc cải cách di trú để thay đổi chính sách này. Đề nghị này được lập ra bởi cả hai đảng cũng như Tổng thống Barack Obama sẽ đưa ra qui chế thị thực làm việc và cư dân vĩnh viễn (thẻ xanh) cho sinh viên nước ngoài những người có bằng cấp chuyên sâu (thạc sĩ và tiến sĩ) trong khu vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học) được ở lại và làm việc ở Mĩ. Trong diễn văn nhậm chức nhiệm kì thứ hai, tổng thống Obama tuyên bố: “Cuộc hành trình của chúng ta không đầy đủ … chừng nào sinh viên và kĩ sư trẻ nước ngoài còn chưa được đưa vào danh sách lực lượng lao động của chúng ta thay vì bị buộc phải ra khỏi nước chúng ta.” Trong khi những người thuộc đảng Cộng hoà và Dân chủ vẫn còn đang tranh cãi về nhiều vấn đề nhưng việc mở luật di trú cho sinh viên STEM nước ngoài là cái gì đó cả hai đảng đều đồng ý. Tuy nhiên khi nó được thông qua, nó sẽ đặt ra thách thức lớn cho Trung Quốc, Ấn Độ và những nước đang phát triển khác muốn sinh viên có giáo dục cao của họ về nước.

Theo Viện giáo dục quốc tế Mĩ, có xấp xỉ 200,000 sinh viên Trung Quốc và 130,000 sinh viên Ấn Độ đang học trong các đại học Mĩ trong năm học 2011-2012. Con số này có thể được mong đợi tăng lên gấp đôi hay gấp ba trong vài năm tới. Cơ quan Dịch vụ quốc hội báo cáo rằng con số cao nhất các sinh viên học về STEM là Trung Quốc (35%) theo sau là Ấn Độ (19%) Hàn Quốc (9 %) và Nhật Bản (7%).  Điều đó nghĩa là nếu cải cách di trú được thông qua, Mĩ sẽ cấp nhiều thị thực vĩnh viễn hơn cho những sinh viên này.

Câu hỏi là: Bao nhiêu người trong số họ sẽ trở về nước? Điều đó có gây hại cho chiến lược về giáo dục sinh viên hàng đầu của họ ở nước ngoài không? Luật này có gây hại hoàn toàn cho kế hoạch năm năm của Trung Quốc (2011-2015) nhắm phát triển xã hội tri thức không? Nó có thay đổi kế hoạch của Ấn Độ để là lực lượng chi phối trong Công nghệ thông tin không? Theo một cuộc điều tra báo chí về sinh viên nước ngoài, 68% người tốt nghiệp bày tỏ ước muốn ở lại Mĩ thay vì trở về nước họ và 27% vẫn còn chưa quyết định. Tất nhiên, dữ liệu này đã tạo ra giận dữ ở Trung Quốc và Ấn Độ, một quan chức chính phủ gọi điều này là: “Việc đánh cắp đáng xấu hổ những người tài của chúng tôi, việc ăn cướp tài nguyên quốc gia của chúng tôi.”

Chỉ còn là vấn đề thời gian cho việc cải tổ di trú được thông qua và tất nhiên, cuộc tranh cãi sẽ tiếp tục. Các nước đang phát triển sẽ phải làm việc vất vả hơn để giữ người tài của họ ở trong nước. Họ sẽ phải cải tiến hệ thống giáo dục của họ để phát triển người tài riêng của họ. Họ sẽ phải kiểm tra lại tại sao hệ thống giáo dục của họ bị thất bại. Họ sẽ phải có hành động để cung cấp cho người có kĩ năng của họ môi trường làm việc tốt nhất để cho họ có thể dùng những người có kĩ năng này để cải tiến nền kinh tế. Chừng nào họ chưa thể làm được điều đó, việc di cư của những tài năng giỏi nhất của họ sang các nước đã phát triển khác sẽ tiếp tục.

 

—-English version—-

 

The U.S immigration reform

Since Sep 11, 2001, the U.S has been tightening its immigration policy, making it difficult for foreign students to stay in the U.S after they graduated. In recent years, this “Close door” immigration policy has been criticized by many politicians and described by New York Mayor Michael Bloomberg as “National suicide” that train best workers then let them go back to their countries and compete with the U.S.

Last year, the U.S Congress proposed an immigration reform to change this policy. The proposals organized by both parties as well as President Barack Obama would offer work visas and permanent residence (Green cards) to foreign students who have advanced degrees (MS and Ph.D) in STEM areas (Science, Technology, Engineering and Mathematics.) to stay and work in the U.S. In his inaugural speech for his second term, President Obama declared: “Our journey is not complete … until bright young foreign students and engineers are enlisted in our workforce rather than expelled from our country.” While Republicans and Democrats are still arguing on several issues but open immigration for STEM foreign students is something both parties have agreed. However when it passed, it would pose a big challenge for China, India and other developing countries that want their highly educated students to return home.

According to the U.S Institute of International Education, there are approximately 200,000 Chinese students and 130,000 Indian students studying in US universities during the 2011-2012 school years. The number can be expected to increase twice or three times in the next few years. A Congressional Service report that the highest number of students study STEM are Chinese (35%) followed by India (19%) South Korea (9 percent) and Japan (7%).  It means that if the immigration reform is passed, the US will grant more permanent visas to these students.

The questions are: How many of them will return home? Will that damage the strategy of educated their top students abroad? Will this law completely hurt China’s five -year plan (2011-2015) that aims to develop a knowledge society? Will it change India’s plan to be the dominating force in Information Technology? According to a newspaper survey of foreign students, 68% of graduates expressed the desire to stay in the U.S rather than returning to their countries and 27% still undecided. Of course, this data created anger in China and India, a government officer called this: “A shameful stealing of our talented people, the robbery of our national resource.”

It is just a matter of time for this Immigration reform to pass and of course, the debate will continue. Developing countries will have to work harder to keep their skilled people at home. They will have to improve their education systems to develop their own talents. They will have to examine why they their education system failed. They will have to take actions to provide their skilled people the best working environment so they can use their skills to improve the economy. Unless they can do that, the exodus of their best talents to other developed countries will continue.