Tuần trước, trên chuyến bay từ San Francisco tới Pittsburgh, tôi ngồi cạnh Yunhan Gao, một nhà kinh tế Trung Quốc đi công tác cho công ti của ông ấy. Sau cuộc đối thoại ngắn, tôi hỏi ông ấy về thị trường việc làm ở Trung Quốc.
Ông ấy nói: “Giữa năm 2000 và 2010, Trung Quốc thu được trên 6 triệu việc làm mới vì các nhà chế tạo nước ngoài mở cơ xưởng ở đó để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ngày nay, mọi thứ đang thay đổi vì lương cho công nhân cơ xưởng Trung Quốc đang dâng lên cao hơn các nước khác như Ethiopia, Bangladesh, và Việt Nam. Nhiều nhà chế tạo đang đóng cơ xưởng của họ ở Trung Quốc và chuyển tới các nước có chi phí thấp hơn. Với công nghệ tiên tiến trong tự động hoá và robotics, nhiều công ti chế tạo đang quay về nước họ vì họ có thể xây dựng được sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Ngay cả Foxconn, công ti làm ra iPhones của Apple với hàng trăm nghìn công nhân cũng đang chuyển sang Ấn Độ và tạo ra nhiều việc làm ở đó.”
Tôi hỏi: “Có phải vì công nhân lao động Ấn Độ là rẻ hơn không?”
Ông ấy nói: “Công nhân lao động Ấn Độ làm ít hơn công nhân Trung Quốc nhưng không rẻ hơn mấy. Tôi nghĩ Apple cần cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác như Hoa Vĩ, Samsung hay Xiami trong thị trường này. Xây dựng sản phẩm ở đây sẽ cho Apple một số ưu thế then chốt nào đó.”
Ông ấy nói thêm: “Ngày nay, công nhân Trung Quốc không còn rẻ như mười hay hai mươi năm trước. Nhiều người trẻ hơn đang vào đại học để học Công nghệ thông tin và họ muốn có việc làm tốt hơn. Hiện thời, công nghiệp công nghệ của chúng tôi đang bùng nổ và có nhiều việc làm hơn cho họ. Ngày làm việc nhiều giờ và lương thấp trong cơ xưởng là thứ của quá khứ vì chúng tôi đang hướng tới tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, việc dịch chuyển này là khó vì có nhiều công nhân lao động thường làm việc trong các cơ xưởng nhưng giờ không có việc làm. Có nhiều người trẻ ‘ít được giáo dục hơn” trong các vùng sâu xa nhưng lại muốn làm việc trong cơ xưởng cũng không thể tìm được công việc. Mỗi năm, chúng tôi cho tốt nghiệp trên tám triệu sinh viên đại học nhưng chỉ một số phần trăm nhỏ học về Công nghệ hay Kĩ nghệ thông tin, người có thể tìm được việc làm. Số còn lại những người tốt nghiệp đại học gặp khó khăn trong tìm ra việc làm. Nếu ông cộng tất cả những người thất nghiệp này lại với nhau, con số là rất lớn và vấn đề đang sôi lên bây giờ.”
Tôi hỏi: “Vậy thì làm sao họ giải quyết được vấn đề này? Có giải pháp nào không?”
Ông ấy giải thích: “Có giải pháp nhưng chúng chỉ giải quyết được vài vấn đề một cách tạm thời. Nhiều cơ xưởng cho công nhân đi làm việc ở các nước khác nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề lớn. Có các chương trình đào tạo hướng nghề cho thanh niên ở vùng sâu xa, nhưng một số chương trình không hiệu quả. Chúng tôi đang nhìn vào vài triệu người thất nghiệp mỗi năm và con số này vẫn đang tăng lên. Chúng tôi biết rằng công nghệ là một trong những giải pháp tốt nhất và hiện thời chính phủ của chúng tôi đầu tư nhiều tiền vào các đại học hàng đầu để khuyến khích phát kiến tạo ra việc làm nhưng điều đó sẽ mất nhiều năm để xem liệu nó có tác dụng hay không. Trong khi đó, chúng tôi đang trải nghiệm một số khó khăn với thất nghiệp cao.”
Ông ấy hỏi: “Chúng tôi cũng gửi nhiều sinh viên sang học ở Mĩ. Họ học thế nào?”
Tôi bảo ông ấy: “Có nhiều sinh viên Trung Quốc học ở Mĩ. Tôi tin con số là quãng nửa triệu người. Một số người học tốt nhưng số khác đang vật lộn để đối phó với hệ thống giáo dục ở đây.”
Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Nhiều bố mẹ gửi con cái họ đi học nước ngoài để thoát khỏi hệ thống giáo dục cổ xưa ở Trung Quốc. Phần lớn các gia đình đều chi nhiều tiền để chuẩn bị cho con cái họ qua được kì thi đầu vào theo chuẩn Mĩ, học các lớp học tiếng Anh ngoài trường, và thậm chí trả tiền tư vấn về cách viết đơn xin học tốt ….”
Tôi giải thích: “Điều họ đã làm chỉ để làm cho con cái họ được nhận vào trường tốt nhưng họ đã không chuẩn bị cho con cái họ về cách học trong hệ thống khác nơi ghi nhớ để đỗ kì thi không có tác dụng. Có thách thức sống xa gia đình như ngôn ngữ và khác biệt văn hoá, nhưng tôi nghĩ sức ép hàn lâm là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nhiều sinh viên ngạc nhiên bởi sự nghiêm ngặt được cần để thành công, đặc biệt ở các trường hàng đầu nơi cạnh tranh là dữ dội. Mô hình “Học chăm, nhớ nhiều, và tập trung theo bằng cấp” mà sinh viên Trung Quốc thường đi theo không khớp với một hệ thống nhấn mạnh vào quá trình phân tích và tư duy phê phán. Nhiều sinh viên hàng đầu đã học tốt ở nhà nhưng không học tốt ở đây và họ trở nên chán nản.”
Ông ấy dường như tò mò: “Tôi không nghe nói về điều đó. Tôi nghĩ nhiều bố mẹ không nhận biết về điều như vậy.”
Tôi bảo ông ấy: “Tất nhiên, con cái không bao giờ nói cho bố mẹ chúng về chúng khổ đến đâu hay cảm thấy bị căng thẳng thế nào. Họ chỉ cố đối phó được nhiều nhất có thể. Một số người vượt qua được sức ép hàn lâm và cuối cùng học tốt. Số khác quay sang gian lận để qua được bài thi, nhiều người bị bắt và bị đuổi. Theo ý kiến tôi, vấn đề chính là thiếu chuẩn bị hàn lâm khi nhiều sinh viên chưa sẵn sàng rời khỏi nhà. Họ không đủ trưởng thành và chịu trách nhiệm sống độc lập. Tôi biết rằng các bố mẹ chi số tiền lớn đầu tư cho giáo dục của con cái họ. Họ làm bất kì cái gì họ có thể làm để làm cho con họ vào các đại học hàng đầu, thậm chí thuê cả tư vấn để viết đơn xin học cho con cái họ. Tuy nhiên, nếu con họ không được chuẩn bị, chúng có thể không thành công như được mong đợi.”
—English version—
A conversation on the airplanes
Last week, on an airplane from San Francisco to Pittsburgh, I sat next to Yunhan Gao, a Chinese economist who travel on his company business. After a brief conversation, I asked him about the job market in China.
He said: “Between 2000 and 2010, China gained over 6 million new jobs because foreign manufacturers opened factories there to reduce costs and increase profitability. Today, everything is changing because wages for Chinese factory workers are rising higher than other countries such as Ethiopia, Bangladesh, and Vietnam. Many manufacturers are closing their factories in China and moving to lower cost countries. With advanced technologies in automation and robotics, many manufactures companies are returning to their countries as they can build products faster, cheaper and better quality. Even Foxconn, the maker of Apple iPhones with a hundred thousand workers is moving to India and creating many jobs there.”
I asked: “Is it because India labor workers are cheaper?”
He said: “India labor workers make less than Chinese workers but not much. I think Apple needs to compete with other competitors such as Huawei, Samsung or Xiami in this market .To build the product here will give Apple some key advantages.”
He added: “Today, Chinese workers are no longer cheap like ten or twenty years ago. More young people are going to college to study Information Technology and they want better jobs. Currently, our technology industry is exploding and there are more jobs for them. Long hours and low wages workdays in a factory are the thing of the past as we are looking toward a better future. However, this transition is difficult because there are many labor workers who used to work in the factories but now without a job. There are many “lesser educated” young people in rural areas who want to work in the factory also could not find works. Each year, we graduate over eight million college students but only a small percent study Information Technology or Engineering who could find work. The rest of college graduates are having difficulty in finding a job too. If you add all of these unemployed people together, the number is very big and the problem is boiling now.”
I asked: “Then how do they solve this problem? Is there any solution?
He explained: “There are solutions but they can only solve a few problems temporarily. Many factories send workers to work in other countries but it does not solve the big problem. There are vocational training programs for young people in rural areas, but some are not effective. We are looking at several million unemployed people each year and the number keeps rising. We know that technology is one of the best solutions and currently our government invests a lot of money in top universities to encourage innovations to create jobs but it would take several years to see if it work or not. In the meantime, we are experiencing some difficulties with high unemployment.”
He asked: “We also send a lot of students to study in the U.S. How are they doing?
I told him: “There are a lot of Chinese students studying in the U.S. I believe the number is about over half million. Some do well but others are struggling to cope with the education system here.”
He seemed surprised: “Many parents sent their children to study overseas to escape the archaic education system in China. Most families spent a lot of money to prepare their children to past the American Standard Entrance Examinations, taking English lessons after school, and even pay for consultations on how to write good applications….”
I explained: “What they did was only to get their children to get accepted to a good school but they did not prepare their children on how to study in a different system where memorization to past exams does not work. There are challenges to living away from the family such as language and cultural differences, but I think the academic pressure is the most serious problem. Many students are surprised by the rigor needed to succeed, especially in top schools where competition is fierce. The “study hard, memorize more, and degree-oriented focus” model which Chinese students often follow does not fit well in a system that emphasizes the analytical process and critical thinking . Many top students who did well at home but did not do well here and they become frustrated.”
He seemed curious: “I do not hear about it. I think many parents are not aware of such a thing.”
I told him: “Of course, children never tell their parents how much they suffered or feeling stressed. They just try to cope as much as possible. Some overcame the academic pressures and eventually doing well. Others turned to cheat to pass exams, many got caught and get dismissed. In my opinion, the main issue is a lack of academic preparation as many students are not ready to leave home yet. They are not mature enough and responsible to live independently. I know that parents spent a large amount of money to invest in their children’s education. They do whatever they can to get their children to top universities, even hiring consultants to write the application for their children. However, if their children are not prepared they may not be as successful as expected.“