Trong hơn 50 năm qua Nhật Bản được biết tới vì sản phẩm chất lượng tuyệt hảo do hệ thống quản lí hội tụ vào mọi chi tiết. Nhật Bản cũng là nơi sinh ra “Cải tiến qui trình” hay nguyên lí “Kaizen” điều gây hứng khởi cho nhiều công ti thế để chấp nhận nó trong cơ xưởng của họ. Nhưng ngày nay, mô hình chất lượng này đang sắp sụp đổ.
Trong vài năm qua, các công ti Nhật Bản hàng đầu như Kobe, Mitsubishi, Nissan, Takata, và Subaru tất cả đều thừa nhận rằng họ đã phạm nhiều “sai lầm” liên quan tới chất lượng sản phẩm của họ. Chẳng hạn, Takata đã sản xuất trên 50 triệu túi khí xe hơi mà công ti biết bị khiếm khuyết nhưng vẫn để vào trong xe để được bán trên toàn thế giới. Mitsubishi cũng làm giả dữ liệu tiết kiệm nhiên liệu trên một số xe để đáp ứng yêu cầu của chính phủ.
Đọc các tin này làm cho tôi tự hỏi tại sao một nước tự hào thế về truyền thống chất lượng của nó đã cho phép kiểu hoạt động vô đạo đức này xảy ra? Tuần trước, khi bạn tôi, giáo sư Akira tới thăm, tôi đã hỏi và ông ấy giải thích: “Đó là tham của những người lãnh đạo của một số công ti để giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng việc loại bỏ qui trình chất lượng mà họ coi là không cần thiết. Thay vì sửa vấn đề khi chúng xảy ra, nhiều người quản lí bỏ qua chúng và để công nhân của họ giải quyết chúng bất kì chỗ nào họ có thể giải quyết. Bằng việc không chịu trách nhiệm cho công việc của họ mà để trách nhiệm vào công nhân mức thấp nhất giải quyết chất lượng, toàn bộ hệ thống sụp đổ.”
Ông ấy than: “Ngày nay nhiều người lãnh đạo công ti không giống như những người lãnh đạo trong quá khức, vì họ chỉ chăm nom về tiền. Họ không biết thế hệ trước đã đổ bao nhiêu nỗ lực để xây dựng lại nước Nhật Bản sau thế chiến 2. Họ không biết toàn thể thế hệ đó đã phải hi sinh vất vả thế nào để làm cho Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế của thế giới. Họ chỉ nghĩ về việc làm ra tiền cho bản thân họ. Trong quá khứ, cả người quản lí và công nhân đều được đào tạo tốt và chăm nom về danh tiếng của công ti nhưng ngày nay mọi thứ thay đổi. Không có lòng tự hào, không có trách nhiệm mà chỉ có tham lam. Vì không còn việc làm được đảm bảo do công nghệ mới như robots, trí khôn nhân tạo, mọi người lo nghĩ về việc làm của họ. Khi đạo đức của họ giảm xuống, chất lượng cũng vậy. Nhiều công nhân nhìn người khác bị sa thải và họ sợ rằng cùng điều đó có thể xảy ra cho họ nữa cho nên công việc của họ bị ảnh hưởng và chất lượng đi xuống. Thế hệ trẻ hơn quan sát bố mẹ họ làm việc vất vả thế và họ không muốn đi theo hình mẫu đó, họ hỏi: “Bố mẹ chúng em làm việc vất vả thế, hi sinh mọi thứ vì cái gì? Khi nhiều người trở nên vỡ mộng với công việc và đạo đức, một số nhận chìm bản thân họ vào các trò chơi video và những thiết bị giải trí khác. Đó là việc phá vỡ niềm tin vào viễn kiến chất lượng của họ cho tương lai và điều đó sẽ rất khó sửa lại.
Tôi nghĩ sẽ có thời gian gay go nào đó trong vài thập kỉ tới của ác mộng trưởng thành số không.”
—English version—
The end of quality model?
For over 50 years Japan is known for its excellent quality products due to the management system that focuses on every detail. Japan is also the birthplace of the “Process Improvement” or “Kaizen” principle that inspires so many companies to adopt it in their factories. But today, this quality model is about to collapse.
In the past few years, top Japanese companies such as Kobe, Mitsubishi, Nissan, Takata, and Subaru have all admitted that they made many “mistakes” regarding their product quality. For example, Takata produced over 50 million car airbags that the company knew to be defective but still put in cars to be sold worldwide. Mitsubishi also falsifying fuel-economy data on some cars to meet government requirements.
Reading these news makes me wonder why a country so proud of its quality tradition has allowed this type of unethical activities to happen? Last week, when my friend, professor Akira came to visit, I asked and he explained: “It is the greed of leaders of some companies to reduce costs and increase profits by eliminating quality processes that they considered not necessary. Instead of fixing problems when they happen, many managers ignored them and let their workers deal with them whenever they could. By not be responsible for their work but put the responsibility to the lowest level workers to deal with quality, the entire system collapse.”
He lamented: “Today many company leaders are not like past leaders, as they only care about money. They do not know how much efforts the previous generation has put in to rebuild Japan after the world war 2. They do not know how hard an entire generation has to sacrifice to make Japan become a world’s economic power. They only think about making money for themselves. In the past, both managers and workers are well-trained and care about the reputation of the company but today everything change. There is no pride, there is no responsibility but only greed. Since there is no more job guarantee due to new technology such as robots, artificial intelligence, everyone is worried about their job. As their morale decrease, so is the quality. Many workers watched others who were laid off and they are afraid that the same thing may happen to them too so their works suffer and quality goes down. The younger generation watched their parents work so hard and they do not want to follow that pattern, they asked: “My parents work so hard, sacrifice everything for what? As many becoming disillusion with work and morale, some immerse themselves in video games and other entertainment devices. It is a breakdown of belief in their quality vision for the future and it will be very difficult to fix.
I think there will be some tough time over the next several decades of a zero growth nightmare.”