Dạy một môn học

Ngày nay thầy giáo phải có chuyên môn để dạy có hiệu quả. Nếu họ dạy lịch sử, họ phải là chuyên gia trong lịch sử; nếu họ dạy máy tính, họ phải biết tường tận máy tính. Chẳng hạn, thầy giáo lịch sử không nên dạy máy tính, và thầy giáo máy tính không nên dạy văn học, v.v.  Học sinh học tốt hơn từ ai đó có tri thức vững về môn học mà họ dạy hơn ai đó chỉ đọc tài liệu từ sách giáo khoa. Chuyên gia trong môn học có thể làm cho lớp hào hứng và học sinh sẽ được lợi từ môn học vì thầy giáo chuyên gia có thể giải thích mọi thứ theo cách dễ hiểu, và họ biết đích xác điều gì cần nói và làm sao nói nó.

Trong quá khứ, học sinh được dạy né tránh việc phạm sai lầm vì chỉ có “Đúng hay Sai” hoặt “Đỗ hay Trượt.” Ngày nay, phạm sai lầm là phần cố hữu của việc học. Các nguyên lí giáo dục hiện thời nói rằng phạm sai lầm không tương đương với việc thiếu năng lực, nhưng là một phần của việc học vì học sinh có thể học từ sai lầm của họ. Là thầy giáo, điều quan trọng với chúng ta là thay đổi “quan niệm cũ” về khả năng học của học sinh. Nếu học sinh trượt bài kiểm tra hay nhận được điểm thấp, họ tin rằng họ có lẽ không thể học được nó và thường từ bỏ việc học. Sự kiện là cách họ học có sai, nhưng sợ thất bại làm cho họ tin rằng họ không có khả năng học một môn học đặc biệt. Do đó, thầy giáo phải giải thích rằng việc học từ sai lầm là tốt hơn nhiều so với học tốt ở nỗ lực đầu tiên và hội tụ nhiều hơn vào nỗ lực thay vì năng lực của họ.

Ngày nay hiểu một khái niệm là không đủ, nhưng học sinh phải biết cách áp dụng nó. “Cách cũ” về ghi nhớ các lí thuyết để qua được bài thi là lỗi thời; học sinh phải chứng tỏ được kĩ năng bằng việc áp dụng các lí thuyết vào thực hành. Nhưng hiệu năng kĩ năng tuỳ thuộc vào thực hành, và việc học từ sai lầm là một phần của thực hành. Chẳng hạn, khi dạy môn lập trình, tôi sẽ để học sinh viết mã trong ba tuần đầu mà không cho điểm công việc của họ để cho họ có thời gian học từ sai lầm của họ. Khi học sinh không lo nghĩ về “đỗ hay trượt,” họ có thể hội tụ nhiều hơn vào việc học. Chẳng hạn, trong lớp lập trình của tôi, tôi giải thích: “Phần lớn các em sẽ sớm viết mã như các em viết thư trong tiếng Anh. Khi viết mã, các em sẽ phạm sai lầm, nhưng các em cũng học được từ chúng, để cho các em không phạm phải cùng sai lầm lần nữa. Các em càng viết mã nhiều, các em sẽ càng ít phạm phải sai lầm hơn và qua thời gian, các em sẽ viết mã giỏi.” Để khuyến khích họ, tôi dùng một giải thích đơn giản: “Nghĩ về thời gian khi các em còn ở trường tiểu học, các em mất bao lâu để viết một câu hay? Các em sẽ viết sai chính tả vài từ nhiều lần và sửa lại chúng, nhưng ngày nay các em không phạm sai lầm đó nữa vì các em đã học được từ những sai lầm đó. Cùng điều sẽ xảy ra khi các em viết mã. Việc học làm bất kì cái gì tốt đều yêu cầu nhiều thực hành. Nếu các em nhìn vào các vận động viên, nhạc sĩ, hay nghệ sĩ, tất cả họ đều hội tụ vào thực hành kĩ năng của họ cho hoàn hảo, và ngay cả khi họ xuất sắc rồi, họ vẫn thực hành. Đừng lo nghĩ về thời gian học vì có vài người học nhanh và những người khác học chậm, nhưng chừng nào các em còn đưa nỗ lực vào việc học, các em sẽ học tốt.”

Khi học sinh bảo tôi rằng họ không giỏi ở môn nào đó, tôi hỏi: “Em sẽ làm gì khi em phải học môn này để kiếm việc làm? Nếu em không thích Toán nhưng việc làm của em yêu cầu rằng em phải biết Toán, em sẽ làm gì? Khi học sinh không chắc về bản thân họ, tôi thách thức họ: “Các em đã bao giờ học cái gì đó các em nghĩ rằng các em không thể học được không? Vài tháng trước, các em đã không biết cách viết mã nhưng bây giờ cái gì xảy ra? Các em cảm thấy thế nào một khi các em đã học được viết? Nó có quá khó không? Cho dù một số người học nhanh hơn những người khác, nhưng đến cuối, tất cả các em đều học cùng điều chừng nào các em còn đưa nỗ lực vào. Đừng bao giờ từ bỏ; đừng bao giờ cảm thấy rằng các em không thể học được cái gì đó. Chừng nào các em còn đưa tâm trí vào trong nó, các em sẽ có khả năng học nó.”

Điều bản chất cho mọi thầy giáo là nhấn mạnh rằng việc học dựa trên nỗ lực, không dựa trên năng lực. Chẳng hạn, tôi thường bảo học sinh khi họ bị ngã lòng:”Đừng lo nghĩ, đây là sai lầm chung mà hầu hết học sinh thường phạm phải, và đây là cách các em sửa nó.” Khi không có sợ thất bại, học sinh có thể hội tụ vào việc học thay vì sợ trượt. Ngay cả khi học sinh trượt, thầy giáo nên khuyến khích họ bằng việc nói: “Cố găng lên.” “Kiên nhẫn vào.” “Có thể mất thời gian lâu hơn để cải tiến kĩ năng của em cho nên đừng lo nghĩ.” Và khi học sinh học tốt, thầy giáo nên ca ngợi họ: “Điều đó là tốt, mã của em đang tốt hơn rồi, nó gần như hoàn hảo.”

 

—English version—

 

Teaching a subject

Today teachers must have a specialty in order to teach effectively. If they teach history, they must be an expert in history; if they teach computer, they must know computer well. For example, a history teacher should not teach computer, and a computer teacher should not teach literature, etc.  Students learn better from someone who has strong knowledge on the subject that they teach than someone who only read materials from a textbook. An expert in the subject can make the class exciting and students would benefit from the course because the expert teachers could explain things in a way that is easy to understand, as they know exactly what to say and how to say it.

In the past, students were taught to avoid making mistakes as there was only “Right or Wrong” or “Pass or Fail.” Today, making mistakes is an inherent part of learning. The current education principles state that making mistakes does not equate with a lack of ability, but a part of learning as students could learn from their mistakes. As teachers, it is important for us to change the “old concept” about students’ ability to learn. If students fail a test or receive a lower grade, they believe that they probably cannot learn it and often give up on learning. The fact is mistakes are how they learn, but the fear of failure let them believe that they do not have the ability to learn a particular subject. Therefore, teachers must explain that learning from mistakes is much better than learning well on the first attempt and focus more on the effort rather than their ability.

Today understand a concept is not enough, but students must know how to apply it. The “old way” of memorizing theories to pass exams is obsolete; students must demonstrate the skills by applying the theories into practice. But skill performance depends on practice, and learning from a mistake is a part of the practice. For example, when teaching programming course, I would let the students write code in the first three weeks without grading their works in order for them to have time to learn from their mistakes. When students do not worry about “Pass or Fail,” they can focus more on learning. For example, in my programming class, I explained: “Soon most of you would write code just like you write a letter in English. When coding, you will make mistakes, but you also learn from them, so you do not make the same mistake again. The more you code, the fewer mistakes you will make and over time, you will code well.” To encourage them, I use a simple explanation: “Think about the time when you are in elementary school, how long would it take you to write a good sentence? You would misspell some words several times and corrected them, but today you do not make that mistake anymore because you have learned from those mistakes. The same thing will happen as you write code. Learning to do anything well requires a lot of practice. If you look at athletes, musicians, or artists, they all focus on practicing their skills to perfection, and even when they are excellent, they still practice. Do not worry about the time to learn because there are some who learn fast and others who learn slow, but as long as you put in the effort and learning, you will do well.”

When students told me that they were not good at the certain subject, I asked: “What would you do when you have to do this subject in order to get a job? If you do not like Math but your job requires that you must know Math. What would you do? When students were not sure of themselves, I challenged them: “Have you ever learned something you did not think that you could? A few months ago, you did not know how to write code but what happens now? How did you feel once you had learned to write code? Is it too difficult? Even some learn faster than others, but in the end, you all learn the same thing as long as you put the efforts in. Never give up; never feel that you cannot learn something. As long as you put your mind into it, you will be able to do it.”

It is essential for all teachers to emphasize that learning is based on effort, not ability. For example, I often told students when they were discouraged:”Do not worry, this is the common mistake that most students often make, and this is how you fix it.” When there is no fear of failure, students can focus on learning instead of fear of failing . Even when a student fails, teachers should encourage them by saying: “Keep trying.” “Be patient.” “It may take longer to improve your skill so do not worry.” And when the students do well, teachers should praise them: “That is good, your code is getting better, it is almost perfect.”